SearchNews

Thiết kế công trình và nội thất cần có tiếng nói chung

26/01/2014 10:39

Trong việc thiết kế công trình và bố trí nội thất nếu không có tiếng nói chung thì khó có thể tạo ra được sự dung hòa giữa 3 yếu tố “Công năng - Thẩm mỹ - Hiệu quả đầu tư” cho một dự án hoặc một công trình xây dựng.

 tiếng nói chung
Cần phải có là một tiếng nói chung giữa những người làm thiết kế
công trình và người làm thiết kế, thi công nội thất.

Thật không dễ để có thể tìm được sự đồng điệu giữa những người làm thiết kế công trình và người làm thiết kế, thi công nội thất.

Trường hợp công trình buộc phải chia nhỏ các hạng mục để tăng hiệu quả kinh doanh, hay các căn hộ lớn chia nhỏ thêm và thay đổi cơ cấu để đáp ứng phần lớn túi tiền của khách hàng thì việc bố trí phân khu trong từng căn hộ hầu như đều có sự thay đổi lớn.

Khi bố cục của các căn hộ lớn bị chia nhỏ thì vấn đề gia tăng các chức năng phục vụ công cộng, cách bài trí nội thất có thể đáp ứng tốt cho người sử dụng trong một diện tích nhỏ thực sự là bài toán khá đau đầu đối với người làm thiết kế nội thất.

 kết cấu nội thất đơn giản
Sử dụng các kết cấu nội thất đơn giản nhưng đa năng và phân chia
không gian một cách ước lệ.

Ở một số trường hợp, do sự thay đổi của các yếu tố kỹ thuật, đường ống, phân luồng giao thông mà người thiết kế công trình sẽ gặp phải những khó khăn trong việcphân chia hợp lý các công năng của căn hộ. Lúc này, vai trò của người thiết kế nội thất được thể hiện rõ ràng nhất.

Một trong những biện pháp được sử dụng phổ biến nhất trong trường hợp này là đưa các kết cấu nội thất đơn giản nhưng đa năng và phân chia không gian một cách ước lệ vào các công trình.

Với phương pháp này, người thiết kế công trình chỉ cần bài trí công năng sao cho các phòng có được không gian lớn nhất, giao thông thuận tiện nhất mà không phải chú trọng quá nhiều vào chức năng phục vụ của từng phòng.

Lời khuyên đưa ra cho người thiết kế công trình trong trường hợp này chỉ cần bố trí riêng biệt không gian phòng ngủ chính và khu WC, còn các không gian khác có thể tích hợp hay ngăn chia tùy theo điều kiện căn hộ.

 công trình
 Tận dụng chiều cao, khối tích của công trình để tạo ra nhưng
không gian phong phú.

Thêm vào đó, có thể tận dụng chiều cao, khối tích của công trình để tạo ra những không gian phong phú mà vẫn đảm bảo yếu tố sử dụng.

Một số trường hợp như trong phòng ngủ có 2 mặt tường là cửa sổ, 1 mặt có cửa đi hay trường hợp có 1 kết cấu cột lớn trong phòng chiếm mất diện tích, nếu người thiết kế kiến trúc không tinh ý thì người làm nội thất cũng khó mà giải quyết.

Trong trường hợp nhà có cột như trên thì việc bố trí hốc âm để đặt tủ âm tường được xem là giải pháp tốt nhất. Nhưng nếu chiều sâu dưới 50cm thì việc làm tủ sẽ rất khó. 

Có thể khéo léo điều chỉnh hình thức kiến trúc sao cho phải có mảng tường đủ rộng để kê đầu giường và nên có mảng tường đặc để kê kệ TV cùng hệ thống cung cấp điện, mạng thích hợp.

Hướng cửa mở
Hướng cửa mở vào phòng cũng là một vấn đề. 

Tiếp đến là việc bố trí hướng cửa mở vào phòng cũng là một vấn đề. Thông thường, trong thiết kế, mọi người vẫn thường nghĩ việc bố trí cửa vào ép sát vào tường là tốt và có thể tiết kiệm diện tích. Nhưng thực tế, đôi khi cửa mở cách tường đủ độ sâu trong khoảng 50 - 60cm hoặc 35 - 40cm lại cho ta một cách bố trí đồ để tiết kiệm không gian hơn. Khi đó, chúng ta có thể tận dụng được không gian chết đó để bố trí tủ áo hay tủ kệ tivi.

Để có được tiếng nói chung giữa người làm thiết kế công trình và thiết kế nội thất thì buộc những người này phải có sự tương hỗ lẫn nhau vì thực tế vẫn có những bất đồng giữa kiến trúc sư và người làm thiết kế nội thất.

 tiếng nói chung
Đi tìm tiếng nói chung giữa người làm thiết kế công trình và
thiết kế nội thất luôn là một cuộc chơi bổ khuyết thú vị.

Với kiến trúc sư, các yếu tố bố trí mặt bằng, công năng và diện tích ngôi nhà hay diện tích một căn phòng làm sao cho phù hợp nhu cầu sử dụng và mục tiêu đầu tư của chủ nhà là mối quan tâm lớn nhất.

Còn người làm nội thất, họ không chỉ quan tâm đến những yếu tố trên mà còn để ý đến các chi tiết cụ thể trong từng không gian nhỏ của công trình như hướng của vào, vị trí cửa sổ, diện tích các mảng đặc rỗng, chiều cao, khối tích...

Và họ phải tìm ra các giải pháp bố trí đồ nội thất ăn khớp được với công năng và địa thế của từng không gian tương ứng ví như hướng kê giường ngủ phù hợp với hướng cửa (nên ở giữa phòng, đối diện với hướng vào nhưng không trực diện cửa, kệ tivi đối diện với giường ngủ, tủ áo nên kê vào góc, cách xa giường…).

sự liên hệ
Nếu sự liên hệ giữa kiến trúc sư và người làm nội thất là mật thiết
thì sẽ tạo được một không gian hoàn hảo.

Nếu giữa kiến trúc sư và người làm nội thất không có sự liên hệ mật thiết vơi nhau thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng dở khóc dở cười như khi kê đồ sẽ che lấp ổ cắm, công tắc điều khiển hay không còn chỗ lắp mấu treo rèm vì tường sát cửa sổ…

Nhìn chung, để có được sự hợp lý trong một ngôi nhà thì cần phải định hình được xu hướng bài trí đồ đạc trong nhà ngay từ khi lên ý tưởng thiết kế.

Không nên bố trí theo kiểu tự phát để rồi khi gia chủ trang bị đồ nội thất lại phải một lần đục phá, sửa chữa gây mất thời gian và tốn kém mà hiệu quả sử dụng lại không cao.

 sự định hướng
Nếu tất cả có sự định hướng ngay từ ban đầu của kiến trúc sư thiết
kế thì bản thân người làm điện, nước, nội thất sẽ rất dễ dàng.

Các công việc nội thất, điện, nước sẽ rất dễ dàng nếu tất cả có sự định hướng ngay từ ban đầu của kiến trúc sư thiết kế.

Khâu chuẩn bị tốt và khoa học sẽ tạo nên một sản phẩm thống nhất và đưa đến cho khách hàng điều kiện sử dụng và sinh hoạt hoàn hảo.

Đây cũng là tiêu chí mà mỗi người thiết kế đều mong muốn đạt được.

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu