SearchNews

Nhượng quyền thương hiệu BĐS vẫn gặp khó

03/01/2007 10:29

So với nhượng quyền thương hiệu (franchising) dịch vụ, franchising bất động sản có vẻ gặp nhiều khó khăn hơn và cho tới nay dịch vụ này vẫn chưa phát triển mạnh tại VN. Đâu là nguyên nhân?

So với nhượng quyền thương hiệu (franchising) dịch vụ, franchising bất động sản có vẻ gặp nhiều khó khăn hơn và cho tới nay dịch vụ này vẫn chưa phát triển mạnh tại VN. Đâu là nguyên nhân?

Việt Nam đang là

Khó tiếp cận

Một chuyên gia trong ngành địa ốc nhận định, so với các ngành khác, franchising trong lĩnh vực BĐS gặp nhiều khó khăn hơn do đòi hỏi mô hình quản lý và nguồn vốn đầu tư khá lớn. Trước đây, Công ty địa ốc Hoàng Quân cũng có kế hoạch franchising mô hình kinh doanh nhà theo kiểu trọn gói (tư vấn - thẩm định - môi giới - xây dựng), nhưng cuối cùng vẫn không thực hiện được. Gần đây, Công ty môi giới địa ốc Vinaland, Công ty địa ốc Phúc Đức cũng có kế hoạch xúc tiến việc franchising mô hình của mình, nhưng rút cục phải từ bỏ ý định.

Thiếu khung pháp lý riêng

Theo ông Lý Quý Trung, Giám đốc tập đoàn Nam An (sở hữu chuỗi cửa hàng Phở 24), phí franchising thương hiệu trên thế giới trung bình khoảng 200.000 USD, trong đó chi phí khởi sự từ 10.000-25.000 USD. Franchising BĐS chi phí khởi đầu cũng ở mức tương tự, nhưng mức độ về cơ sở pháp lý có phần khắt khe hơn. Cụ thể, tại Mỹ, mức phí của Công ty franchising BĐS Century 21 Real Estate khoảng 20.000 USD, mức phí của Công ty Coldwell Banker Real Estate từ 13.000-20.500 USD. Các Công ty franchising BĐS rất chú trọng đến tư cách pháp nhân, tiềm lực tài chính, cũng như uy tín trên thương trường của bên muốn nhận nhượng quyền.

Luật franchising của Mỹ quy định rất chặt chẽ các yếu tố bảo vệ quyền lợi của người nhượng quyền và người nhận nhượng quyền. Chẳng hạn, luật yêu cầu người cho thuê nhượng quyền BĐS phải đệ trình các hợp đồng và điều khoản trước khi được người thuê ký. Người mua nhượng quyền có 14 ngày để tham khảo các báo cáo tài chính, liên lạc người thuê hợp đồng các nơi khác, tiến hành kiểm tra thông tin... Ngoài ra, các hình thức xử phạt, đền bù thiệt hại vi phạm hợp đồng được quy định rất cụ thể.

Theo ông Nguyễn An Bình, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP HCM, hình thức đầu tư kết hợp với hình thức kinh doanh kiểu franchising BĐS ngày càng phổ biến và có lợi nhuận cao. Tuy nhiên, cách kinh doanh này đòi hỏi nhiều điều kiện phạm vi hoạt động nghiêm ngặt và chặt chẽ về luật pháp lẫn tài chính. franchising BĐS rất đa dạng, doanh nghiệp có thể franchising theo kiểu là nhà đầu tư, môi giới, tư vấn... Các doanh nghiệp VN có thể phát triển mạnh ở hai lĩnh vực tư vấn và môi giới BĐS.

Theo các chuyên gia, những quy định về franchising trong Luật Thương mại chưa đủ, mà tiến tới Chính phủ cần sớm ban hành thêm một bộ luật franchising BĐS hoàn chỉnh mới đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, của thị trường BĐS trong tương lai. Theo bà Đỗ Thị Loan, Tổng thư ký Hiệp hội BĐS TP HCM, VN hiện là điểm nóng franchising BĐS của một số tập đoàn địa ốc đến từ Nhật, Hàn Quốc và Singapore.

(Theo DĐDN)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu