SearchNews

Thận trọng khi “ôm” biệt thự nghỉ dưỡng

23/09/2014 09:37

Cuối tháng 8 vừa qua, CBRE vừa cho biết, Tổng cục Du lịch Thái Lan bày tỏ lo ngại về sự trỗi dậy của du lịch Việt Nam. Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch đã kéo theo sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ của các đại gia vào BĐS nghỉ dưỡng trong năm 2016.

Sự nổi lên của BĐS nghỉ dưỡng cũng là “con dao hai lưỡi” đối với các nhà đầu tư hoặc với khách hàng bởi những cam kết “khủng” về lợi nhuận. Để tăng sức hút của các dự án nghỉ dưỡng, các chủ dự án bán biệt thự, căn hộ cho các nhà đầu tư với cam kết lợi nhuận tối thiểu từ 10-14% trong vòng 5-10 năm. So với đầu tư BĐS thông thường hoặc so với gửi tiết kiệm, lựa chọn này mang nhiều ưu thế bởi khả năng sinh lời theo như những cam kết là cực kỳ hấp dẫn.

Dự án “đua” nhau cam kết lợi nhuận

Năm 2016, thị trường dự án BĐS nghỉ dưỡng chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ với hàng loạt dự án “khủng” cùng mức cam kết bỏ xa mức tối thiểu trung bình 8% - 10%. Thậm chí, có nhiều dự án xây dựng chưa được bao nhiêu, chủ đầu tư thì chưa rõ kinh nghiệm thế nào nhưng đã mạnh miệng “cam kết lợi nhuận” với những con số rất ấn tượng. Mức cam kết tối thiểu theo đó liên tục tăng vọt lên 12% - 14% nhằm thu hút nhanh chóng quyết định mua nhà của các “đại gia”.

BĐS nghỉ dưỡng
Nhiều dự án biệt thự, căn hộ cam kết “bao tiêu” lợi nhuận
tối thiểu từ 10-14% trong vòng 5-10 năm

Trong khi, mức cam kết thông thường của khu vực chỉ 5-7%. Nhiều chuyên gia vẫn khẳng định, con số 14% là quá “ảo” dù thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam rất có triển vọng. Bởi vậy, các nhà đầu tư cần cảnh giác và thận trọng khi mua hàng.

Về những cam kết lợi nhuận quá “ngon ăn” này, một chuyên gia trong lĩnh vực BĐS cho biế,t với mức 12-14%, cam kết trong 5 năm, chắc chắn các chủ đầu tư mới bước vào kinh doanh sẽ lỗ.

Thông thường, các khách sạn luôn phải chấp nhận lỗ trong 3 - 5 năm đầu sau khai trương, cùng với chi phí trả cho công ty quản lý nước ngoài khoảng 13 - 15%. Mức lỗ ban đầu như vậy cùng với các cam kết lợi nhuận tối thiểu 14% trong 5 năm là điều rất khó có cơ sở để các dự án trụ được, chưa kể đến việc bảo đảm hiệu suất đầu tư hay duy trì khả năng chia lại lợi nhuận lâu dài cho khách hàng như đã cam kết.

Bà Đỗ Thu Hằng, Trưởng bộ phận nghiên cứu Savills Việt Nam khuyến cáo, nhà đầu tư nếu chỉ nhìn vào lợi nhuận cao được cam kết thì sẽ đối diện với những rủi ro khó lường trước.

Xem xét uy tín và năng lực chủ đầu tư dự án

Thực tế, nhiều cam kết lợi nhuận của các dự án được tung ra không dựa trên cơ sở nào. Trường hợp dự án vận hành kém hiệu quả, mức lợi nhuận này sẽ thành mức cho vay nặng lãi với chủ đầu tư. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự khả thi cũng như khả năng sinh lời bền vững của dự án.

Ông Trương Lê Quân, Quản lý bộ phận tư vấn Đầu tư – Savills Hà Nội cho rằng, uy tín và năng lực tài chính của chủ đầu tư là yếu tố quan trọng để lựa chọn dự án để khách hàng tránh được các rủi ro về khả năng thanh toán lãi khi dự án hoạt động. Trước khi đầu tư, khách hàng cần lựa chọn những DN trường vốn, có tiềm lực tài chính mạnh, kinh nghiệm lâu năm, có khả năng tự vận hành, có sẵn nguồn khách hàng từ các đối tác lớn trong và ngoài nước.

Song, dự án tự vận hành mà vẫn đảm bảo công suất kín phòng hơn 90% để có lợi nhuận cao là điều không đơn giản. Thực tế, các dự án nghỉ dưỡng đều phải dựa vào các thương hiệu quản lý nước ngoài để hấp dẫn khách hàng, trừ một số rất ít các “ông lớn” có khả năng tự vận hành.

Nguy cơ đầu tư ăn xổi của nhiều dự án cũng cần được chú ý đến. Việc các chủ đầu tư “tay ngang” không có kinh nghiệm và năng lực kinh doanh trong lĩnh vực này ồ ạt “nhảy” vào thị trường là điều dễ gặp hiện nay. Thực ra, các “tay ngang” này vốn không có nhu cầu kinh doanh lâu dài với BĐS nghỉ dưỡng nên thỏa sức cam kết “khủng” để có thể bán hàng nhanh nhất. Đây là yếu tố bất lợi cho các nhà đầu tư.

Bà Đỗ Thu Hằng nhấn mạnh, nhà đầu tư chọn dự án nào để đầu tư thực tế quan trọng hơn con số cam kết về lợi nhuận. 

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu