Về vật liệu, các loại bồn rửa phòng bếp hiện nay đều được làm từ thép không gỉ, không bị mối mọt và chịu được ma sát cao. Đặc biệt, loại vật liệu này không bị bám dầu mỡ, luôn sáng bóng và sạch sẽ. Bên cạnh đó, một số bồn rửa còn được làm bằng đá, vật liệu tổng hợp hoặc nhựa tổng hợp có khả năng chịu nước, chịu nhiệt tốt, độ bền cao song chưa phổ biến.
|
Bồn rửa bằng chất liệu thép không gỉ được sử dụng phổ biến cho phòng bếp hiện đại. |
|
Bồn rửa phòng bếp làm từ đá, nhựa tổng hợp đang được thử nghiệm dần. |
|
Bồn rửa hiện nay rất đa dạng về màu sắc, kiểu dáng cho bạn thỏa sức lựa chọn. |
Nếu đang băn khoăn lựa chọn giữa bồn rửa đơn hay bồn rửa đôi, bạn nên căn cứ vào 3 tiêu chí dưới đây:
Tùy vào thói quen sinh hoạt: Nếu bạn không quá kỹ tính trong việc rửa thực phẩm, dụng cụ nấu nướng thì nên chọn bồn rửa đơn cỡ lớn để công việc được nhanh chóng. Thế nhưng, đối với một số người, việc rửa rau và quả chung hoặc rửa bát mà không có chỗ tráng bát rất bất tiện. Trong trường hợp này, bồn lửa đôi là lựa chọn phù hợp giúp họ yên tâm về vấn đề vệ sinh và thoải mái hơn khi sử dụng.
|
Để đảm bảo vệ sinh và thuận tiện thao tác, nhiều người thường chọn bồn rửa đôi cho phòng bếp gia đình. |
Căn cứ vào diện tích phòng bếp: Thực tế cho thấy, bồn rửa đôi thường tốn diện tích hơn bồn đơn. Bạn nên mua bồn rửa đơn nếu phòng bếp quá chật hẹp. Đối với bồn rửa đôi, bạn cũng nên quan tâm tới độ cao, bề rộng của kệ bếp để có lựa chọn phù hợp nhất.
|
Bồn rửa đơn là lựa chọn phù hợp đối với phòng bếp chật hẹp. |
Tùy thuộc vào cách lắp đặt: So với bồn rửa đơn, việc lắp đặt bồn rửa đôi phức tạp hơn bởi ống nước ngoằn ngoèo nhiều cút nối. Nếu muốn việc sửa chữa về sau đơn giản, dễ dàng thì bạn nên chọn bồn rửa đơn. Lưu ý là, độ sâu tối thiểu của bồn chỉ nên là 18cm để tránh tràn nước lênh láng ra nhà.
|
Việc lắp đặt bồn rửa đôi phức tạp hơn so với bồn đơn. |