SearchNews

Chống nóng cho nhà từ phần mái

04/07/2011 07:32

Mái nhà là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất và trực tiếp nhất với ánh nắng mặt trời.

Mái nhà là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất và trực tiếp nhất với ánh nắng mặt trời.

Mùa hè các gia đình thường chọn nhiều giải pháp để xoa dịu cái nóng trong nhà, ngoài các xử lý của các chuyên gia xây dựng thì việc chọn vật liệu thích hợp cũng đóng vai trò rất quan trọng vì chúng phải mang lại hiệu quả chống nóng tốt và giá thành phù hợp. Đặc biệt là phần mái nhà – nơi chịu nhiều ánh nắng nhất trong nhà.

Mái nhà là bộ phận tiếp xúc nhiều nhất và trực tiếp nhất với ánh nắng mặt trời. Xử lý tốt mái nhà là bạn đã thành công 50% trong công cuộc chống nóng cho nhà mình. Trước hết là cần chú ý đến vật liệu của mái.

1. Mái ngói

Nếu không kể đến những loại vật liệu truyền thống như rơm, rạ, gỗo thì ngói là vật liệu hiện đại tốt nhất để chống nóng, sau đó đến tôn, kém nhất là bê tông và fibro xin măng. So với tôn, vật liệu ngói có thể giảm 40% – 50% hơi nóng.

Tuy ngói là các loại vật liệu không mới nhưng mang lại hiệu quả chống nóng trong mùa hè khá tốt, đặc biệt là các loại vật liệu này tương đối rẻ tiền, phù hợp với đa số người có nhu cầu xây dựng cải tạo nhà ở.
 
Viglacera Thăng Long mới đây vừa đưa ra thị trường vật liệu xây dựng bộ sản phẩm mới về ngói tráng men cao cấp. Ngói ceramic tráng men Viglacera có nhiều ưu điểm kỹ thuật nổi trội: cường độ chịu uốn của viên ngói lên đến 900 kg/cm2, gấp 3 lần cường độ chịu uốn của viên gạch ceramic thông thường…chống nóng, chống ồn, chống rêu mốc cũng như chống thấm tuyệt đối. Hiện tại giá bán buôn đến các đại lý cấp 1 từ 120.000 đồng/m2 - 130.000 đồng/m2, rẻ hơn khoảng 20 - 25% so với ngói đất sét nung loại 22v/m2. Giá bán 1 viên ngói tráng men Viglacera Thăng Long rẻ hơn rất nhiều so với loại ngói nhập khẩu từ Trung Quốc (có tính năng kiểu dáng gần như tương đương xuất hiện trên thị trường trước đó chưa lâu) từ 50.000 đồng đến 70.000 đồng/m2…

Giải pháp lợp mái ngói trên hệ kèo, gỗ trở nên khó thực hiện ở những ngôi nhà phố, vì vậy trong những năm gần đây trên thị trường đã có một sản phẩm kết cấu mái dốc do công ty Blue Scope Building Việt Nam sản xuất đã được nhiều chủ đầu tư lựa chọn khi thiết kế và xây dựng công trình bởi những ưu điểm của sản phẩm. Đó là hệ dàn thép mạ trọng lượng nhẹ SMARTRUSS. Sản phẩm được xem như giải pháp thay thế cho các phương án kết cấu mái truyền thống (gỗ, bê tông cốt thép, thép đen), rất thích hợp với môi trường khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm ở Việt Nam

2. Gạch 

Đối với nhà mái bằng, nhất thiết phải sử dụng gạch chống nóng thì mới có thể giảm được lượng nhiệt khổng lồ mà bê tông hấp thụ từ bức xạ mặt trời. Gạch chống nóng trên thị trường hiện nay rất đa dạng. Các dạng gạch hourdis, gạch bọng chống nóng 8 lỗ hay gạch chữ U, dùng lát trực tiếp trên mặt bê tông và bên trên có thể láng vữa lát gạch tàu, gạch men... đang được các công ty trong nước ưu tiên sản xuất (giá 4.500 - 5.000 đ/viên). Với việc tạo ra những lỗ rỗng ở viên gạch nhà chế tạo đã giảm bớt nhiệt hấp thụ trên mái nhà.

Khi thi công chỉ việc gác hờ lên các đường gạch xây cao 30 - 40 cm tính từ nền mái bằng chính. Khi thi công đường thoát nước phải tạo được bề mặt có độ nghiêng để thoát nước tốt và tránh ảnh hưởng tới công trình khác. Sân thượng là phần trên cùng của ngôi nhà, vừa là sân vừa là mái che mưa nắng. Sân thượng phải bố trí hệ thống thoát nước tốt không để bụi rác, lá cây chồng chất và thoát vào ống. Giải pháp chống nóng và chống thấm tốt là tạo thêm một lớp đan phủ mặt. Lớp đan dày ít nhất 5 cm, độ dốc ít nhất là 0,5%. Nhựa flintkote quét 3 nước, có lưới thủy tinh hay nilon. Lớp gạch hoặc cục bê tông chỉ đặt sau khi trát vữa chống thấm và quét flintkote. Tác dụng của các tấm đan là che chở lớp đan mái khỏi bị nứt nẻ. Lớp không khí ở giữa để cách nhiệt. Làm cách này tuy tốn kém, nhưng dễ sửa chữa, khi bị dột, chỉ cần dỡ đan lên và quét lại flintkote vào những nơi bị thấm nước.

3. Tấm lợp 

Tấm lợp sinh thái Onduline với những đặc tính nổi trội dạng sóng tròn, chế tạo từ sợi hữu cơ tổng hợp và nhựa Bitum được xử lý dưới nhiệt độ, áp suất cao nên tính năng cách âm, cách nhiệt rất tốt.

Ưu điểm của loại vật liệu này là trọng lượng nhẹ, mịn màng nhưng khá bền đẹp và không bị rêu mốc rỉ sét, không bị ảnh hưởng của hơi muối biển, sương muối, chịu được bão và mưa đá, cách điện và an toàn khi trời giông sét… nhưng lại có giá thành tương đương (khoảng 165.000 đồng/m2) nên cũng khá đắt hàng trong những ngày đầu hè.

Trên thị trường còn có tấm polynum cách nhiệt trải áp dưới các dạng mái như ngói, tôn và các loại tấm lợp khác. Tấm polynum dày 0,5 cm, cấu tạo từ nhựa, chứa các túi khí nhỏ lấm tấm như những hạt nút; trên bề mặt phủ một hay hai lớp nhôm mỏng nguyên chất để cách nhiệt bức xạ mặt trời theo phương pháp phản nhiệt. Có thể thi công làm mới hay đóng trên mái nhà hiện hữu.

Gần giống như tấm polynum, thị trường có những tấm nhựa mút mỏng 3-5 ly, một bề mặt "giả” như lớp nhôm, thường gọi là tấm OPP hay PE bạc. Loại tôn nhựa sợi thủy tinh có giá thành cao hơn so với cá loại trên (khoảng 108.000 đồng/tấm 1,07 x 3 m) và được gia cố thêm những sợi thủy tinh bền chắc nên chậm lão hoá, bền với thời tiết, cách điện khi trời giông sét, không giữ ẩm ướt, không rỉ sét… Ngoài khả năng cách âm, cách nhiệt vừa tạo môi trường trong lành vừa làm sáng sủa ngôi nhà, tôn nhựa sợi thủy tinh còn có trọng lượng nhẹ, nên dễ dàng trong vận chuyển và thi công.

Mai Hà (Tổng hợp)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu