SearchNews

Nhà cho người thu nhập thấp còn quá ít

22/11/2010 10:03

Bộ Trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cùng đoàn kiểm tra liên ngành của TP Hà Nội đã xuống kiểm tra, tìm hiểu thực tế dự án thu nhập thấp (NTNT) chung cư CT1- Ngô Thì Nhậm – Hà Đông - Dự án NTNT đầu tiên của Hà Nội đang xét duyệt bán nhà.

Bộ Trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân và Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cùng đoàn kiểm tra liên ngành của TP Hà Nội đã xuống kiểm tra, tìm hiểu thực tế dự án thu nhập thấp (NTNT) chung cư CT1- Ngô Thì Nhậm – Hà Đông - Dự án NTNT đầu tiên của Hà Nội đang xét duyệt bán nhà.

Dự án được khởi công xây dựng từ đầu năm 2008 do Cty Vinaconex Xuân Mai làm chủ đầu tư với số vốn 277 tỷ đồng. Chung cư CT1 được thiết kế cao 25 tầng với 328 căn hộ với tổng diện tích sàn khoảng 21.115 m2. Đến thời điểm này, toà nhà đã thi công xong phần thô và hoàn thiện 70% khối lượng; dự kiến bàn giao và đưa vào sử dụng trong quý I/2011. Dự án đang được xét bán cho đối tượng NTNT theo các tiêu trí quy định tại Thông tư 36 do Bộ Xây dựng ban hành, Quyết định 34 và một số văn bản hướng dẫn của UBND thành phố Hà Nội với mức giá 8.886.000 đồng/m2 căn hộ.

Sau khi tham quan dự án, đến khảo sát khu căn hộ mẫu, Bộ trưởng cũng như các thành viên trong đoàn kiểm tra đã đánh giá cao chất lượng công trình nhà ở, đồng thời ghi nhận những nỗ lực của chủ đầu tư dự án đã tiên phong xây nhà cho NTNT và nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong thi công xây lắp để cung cấp cho thị trường sản phẩm nhà ở “giá thấp nhưng chất lượng không thấp”. Các căn hộ được thiết kế rất phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của các hộ gia đình với nội thất đầy đủ, sử dụng VLXD tốt…

Báo cáo với Bộ trưởng, ông Đặng Hoàng Huy, Giám đốc Công ty Vinaconex Xuân Mai cho biết do đây là dự án nhà ở cho NTNT đầu tiên được bán trên địa bàn Thủ đô nên lượng đơn đăng ký mua rất đông, lên tới 1.576 hồ sơ. Tuy nhiên theo các quy định của Bộ Xây dựng và TP Hà Nội chỉ có 600 đối tượng đủ tiêu chuẩn mua và được bốc thăm mua nhà tại dự án này. Trong số đó có 98 hồ sơ được quyền mua căn hộ bởi đây là những hộ thuộc diện chính sách, đạt trên 90 điểm và có hộ khẩu thường trú tại các quận nội thành Hà Nội. 502 hồ sơ còn lại đều cùng đạt 90 điểm và là những gia đình có hộ khẩu thường trú tại 3 quận trong giới hạn ưu tiên gần dự án là: Hà Đông, Thanh Xuân, Đống Đa. Danh sách này đã được Sở Xây dựng và chủ đầu tư đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngày 24/11 tới chủ đầu tư sẽ tổ chức cho các hộ bốc thăm quyền mua căn hộ, tỷ lệ bốc thăm khoảng 2,18 hồ sơ/căn hộ.

Trao đổi tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân nhấn mạnh: Do hiện nay quỹ nhà cho NTNT cung quá ít so với cầu nên thị trường rất sôi động. Vì vậy chủ đầu tư các dự án NTNT cần phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương, tập hợp nhu cầu của dân để hướng dẫn, phân bố theo địa bàn, tránh tình trạng dồn quá đông vào một dự án khiến việc thu nhận hồ sơ cũng như giải quyết gặp khó khăn. Để đảm bảo công bằng và chính xác, các cơ quan chức năng cần cập nhật thông tin một cách hệ thống trên toàn thành phố về tình trạng hồ sơ nhà đất của người dân nhằm kiểm soát chặt chẽ và giúp tra cứu kịp thời. Loại nhà ở dành cho NTNT có cơ chế của nhà nước dành ưu đãi cho doanh nghiệp nhằm hạ giá thành nên phải đưa quỹ nhà này đến đúng đối tượng. Việc hậu kiểm phải được liên ngành phối hợp thực hiện sát sao, có thể thông qua công tác kiểm tra tạm trú, tạm vắng thường xuyên. Bộ trưởng cho rằng, trong tương lai, các doanh nghiệp bất động sản nên phát triển cả quỹ nhà cho thuê, để không những tạo được thị trường nhà cho thuê mà bản thân chủ đầu tư cũng luôn luôn duy trì được quỹ nhà để kinh doanh…

Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cũng cho biết, thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ cùng các địa phương tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách bán nhà cho NTNT, đặc biệt là phương thức phân phối quỹ nhà; đồng thời tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các trình tự, thủ tục liên quan cho người dân hiểu.

Về những vướng mắc khó khăn của dự án đầu tiên được triển khai, ông Đặng Hoàng Huy cho biết: Theo quy định, dự án khi hoàn thành xong móng là có thể huy động vốn. Tuy nhiên, đến thời điểm này nhà CT1 đã xong khoảng 90% tổng khối lượng công việc nhưng vẫn chưa được bán nhà nên không thể huy động vốn từ phía khách hàng. Bên cạnh đó, mặc dù là chủ đầu tư xây dựng nhà cho NTNT nhưng suốt quá trình thực hiện, Vinaconex Xuân Mai chưa từng được xem xét, hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi. Ông Huy cũng kiến nghị các cơ quan chức năng sớm phê duyệt danh sách khách hàng để chủ đầu tư sớm thực hiện hợp đồng mua bán với dân. Đặc biệt, để khuyến khích doanh nghiệp tích cực tham gia xây dựng nhà ở cho NTNT, các DN phải được vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy định; tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi từ quỹ phát triển nhà của thành phố…

Hiện nay trên địa bàn TP Hà Nội đã có 9 dự án nhà TNT được triển khai đầu tư xây dựng với tổng số 15.090 căn hộ. Để giảm áp lực hồ sơ cho các dự án đầu tiên như Ngô Thì Nhậm và giúp người dân có cơ hội lựa chọn địa điểm phù hợp với nơi làm việc cũng như có thời gian chuẩn bị hoàn thiện các thủ tục hồ sơ, TP đã cho phép các dự án đã được khởi công được đăng ký thời gian, kế hoạch, địa điểm nhận hồ sơ. Khi các dự án xây dựng xong phần móng các chủ đầu tư có thể ký hợp đồng mua nhà và huy động vốn với đối tượng đủ điều kiện mua nhà.

(Theo Xây dựng)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu