SearchNews

Doanh nghiệp bất động sản lao đao tìm nguồn vốn

14/05/2010 16:34

Lãi suất ngân hàng cao cộng với những tác động của thị trường bất động sản, vật liệu xây dựng tăng giá…đã khiến cho nhiều doanh nghiệp đầu tư phải đau đầu tìm nguồn vốn.

Lãi suất ngân hàng cao cộng với những tác động của thị trường bất động sản, vật liệu xây dựng tăng giá…đã khiến cho nhiều doanh nghiệp đầu tư phải đau đầu tìm nguồn vốn.

Bất động sản là một lĩnh vực đầu tư đòi hỏi phải có một nguồn vốn vững mạnh, một kế hoạch tài chính dài hạn. Hiện nay, doanh nghiệp bất động sản trong nước, ngoài vốn chủ sở hữu, thường huy động vốn qua các kênh ngân hàng, tổ chức tín dụng, các quỹ đầu tư, huy động từ khách hàng, liên doanh liên kết trong và ngoài nước, thông qua các quỹ tín thác bất động sản…

Cuối năm 2009, thị trường bất động sản hơi chùn xuống một phần do thông tin biến động về tài chính tiền tệ. Điểm đáng chú ý, dù định hướng tín dụng toàn ngành ngân hàng không ưu tiên đầu tư cho vay mua bán, kinh doanh bất động sản, nhưng các ngân hàng thương mại đã vận dụng cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận được phép vượt hơn 150% lãi suất cơ bản để cho vay trong lĩnh vực bất động sản với lãi suất từ 12,5% - 15,5%/năm tập trung vào các doanh nghiệp có khả năng thanh toán.
Lâu nay, các doanh nghiệp bất động sản thường trông chờ nguồn vốn vào ngân hàng. Việc ngân hàng thắt chặt mức cho vay không chỉ ảnh hưởng lớn đến tiến độ nhiều dự án mà còn đến nhu cầu mua của khách hàng và nhà đầu tư.

Theo ông Phạm Thành Hưng, Tổng giám đốc Công ty BĐS Thế Kỷ (Cen group) cho biết, lãi suất ngân hàng hiện nay quá cao làm cho chi phí đầu vào đội lên rất nhiều. Vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng làm tăng chi phí vốn, hoàn toàn tự chịu rủi ro đối với chủ đầu tư. Trong nhiều thời kỳ, ngân hàng quay lưng khi chủ đầu tư cần vốn nhất.

Giải pháp tìm nguồn vốn

TS. Trần Kim Chung, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho biết: "Các kênh cấp vốn cho doanh nghiệp bất động sản và thị trường bất động sản bao gồm: kênh tín dụng từ các ngân hàng thương mại, kênh thông qua hệ thống thế chấp và tái thế chấp trong hệ thống ngân hàng, kênh tiết kiệm bất động sản, kênh thông qua trái phiếu, cổ phiếu bất động sản, kênh thông qua các quỹ đầu tư, kênh đầu tư từ các nhà đầu tư tiềm năng, kênh đầu tư từ nước ngoài".

Nhiều doanh nghiệp đã có cách tự huy động vốn. Điển hình, Sacomreal là một trong những công ty đầu tiên huy động vốn bằng phát hành trái phiếu. Tính đến thời điểm hiện nay, Sacomreal đã thành công với mô hình phát hành trái phiếu dự án đối với 3 dự án Phú Lợi 1, Phú Lợi 2 và Belleza.

Bên cạnh đó, nhiều công ty đã tìm được hướng đi khác thu hút vốn đầu tư từ thị trường tài chính thông qua hình thức niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khóan. Mới đây, một loạt công ty bất động sản đã chính thức lên sàn chứng khóan. 50,5 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần bất động sản du lịch Ninh Vân Bay (NVT) chính thức chào sàn HOSE với giá 25.000 đồng/CP. Trước đó, công ty Vinaconex – ITC đã chính thức nhận được quyết định chấp thuận niêm yết 30 triệu cổ phiếu phổ thông trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội .

Cũng theo TS. Trần Kim Chung, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: Giải pháp khơi nguồn vốn cho thị trường bất động sản: tăng cường tín nhiệm của các doanh nghiệp bất động sản để thu hút vốn từ các nhà đầu tư tiềm năng. Đẩy mạnh việc mua lại, sáp nhập và các loại hình liên doanh; tăng cường các hoạt động thu hút vốn trên thị trường cổ phiếu thông qua niêm yết doanh nghiệp lên sàn chứng khoán; tăng cường huy động các nhà đầu tư nước ngoài; hình thành hệ thống tài chính bất động sản theo mô hình của một số quốc gia phát triển đang vận hành rất thành công.

Duy Khánh

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu