SearchNews

Năm Rồng nói chuyện xây dựng cầu Rồng

01/02/2012 09:48

Cầu Rồng là điểm nhấn sáng chói, tỏa ánh hào quang làm lung linh thêm cho sông Hàn, được xem như là biểu tượng của TP Đà Nẵng: Rồng vươn ra biển lớn.

> Cầu Rồng – Biểu tượng mới của Đà Nẵng

 > Cầu Rồng – Biểu tượng mới của Đà Nẵng

Nói như một chuyên gia đầu ngành, cầu Rồng là điểm nhấn sáng chói, tỏa ánh hào quang làm lung linh thêm cho sông Hàn, được xem như là biểu tượng của TP Đà Nẵng: Rồng vươn ra biển lớn. Trước thềm năm mới, ông Đặng Việt Dũng- Giám đốc Sở GTVT ĐN, đơn vị chủ đầu tư dự án đã chia sẻ về công trình này.

Ông Đặng Việt Dũng

- Bước sang năm mới- năm Rồng, xin ông cho biết đôi nét về công trình Cầu Rồng- biểu tượng cho sự vươn dậy của TP Đà Nẵng - Rồng vươn ra biển lớn?

Ông Đặng Việt Dũng: Như chúng ta đã biết, với ý nghĩa quan trọng, với tầm vóc lớn lao của dự án cầu Rồng, công trình được xây dựng với chiều dài toàn cầu 666m, trong đó sơ đồ cầu chính là (64+ 128+ 200+ 128+ 72)m, cầu dẫn là (26+2x24)m, khổ cầu 37,5m gồm làn xe chạy: 6x3,75m + 4x0,5m = 24,50m, lề bộ hành: 2x(2,75- 3,50)m, dải phân cách 6m.

Phần kết cấu nhịp chính gồm 5 nhịp liên tục chiều dài là 592m, 2 nhịp 2 đầu là dầm hộp BTCT DƯL, thi công bằng phương pháp đổ tại chỗ trên đà giáo, 3 nhịp giữa là dầm hộp thép liên tục được treo vào các vòm thép bên trên thông qua hệ thống cáp treo.

Các nhà thầu sẽ phải huy động cho công trình khoảng 4.200 tấn tôn vách, gần 8.000 tấn thép tròn, 4.400 tấn thép hình các loại, 2.700 tấn thép dầm, 2.100 tấn thép vòm, đúc 100.200 mét khối bê tông và sẽ có 600.000 lượt nhân công, cùng vật tư, thiết bị phụ trợ khác.

- Là đơn vị chủ đầu tư, ông nhận xét như thế nào về tiến độ thi công của các nhà thầu?

Ông Đặng Việt Dũng: Trước khi xét về tiến độ, chúng ta hãy điểm qua toàn bộ dự án để có cái nhìn khái quát. Về cơ bản, hạng mục cầu được chia thành 2 gói thầu, gói 1A và gói 1B. Trong đó, gói thầu 1A bao gồm các tiểu hạng mục: 157 cọc khoan nhồi đường kính 2000mm và 1500mm chiều dài bình quân 55-60m; 3 nhịp cầu dẫn phía Đông với hệ móng, trụ, xà mũ và 105 phiến dầm dài 24 và 26m.

Giá trị gói thầu là 273 tỷ đồng, do Liên danh Công ty 508 (Cienco5) và Công ty Xây dựng cầu 75 (Cienco 8) thực hiện. Gói thầu 1B bao gồm các hạng mục chính như xây dựng móng trụ cầu, dầm BTCT dự ứng lực và hệ dầm thép, lắp đặt hệ vòm thép và dây treo cùng các công trình phụ trợ khác. Giá gói thầu 820,5 tỷ đồng so với giá dự toán được duyệt là 832,7 tỷ đồng do Liên danh nhà thầu Tổng công ty XDCTGT1 và Tổng công ty XD cầu đường Quảng Tây- Trung Quốc đảm nhận.

Ngoài ra, dự án còn một số các gói khác như Nút giao thông 2 đầu cầu, Tư vấn giám sát cầu, Di dời hệ thống ngầm, Đảm bảo hàng hải khi thi công, Kiểm định và đánh giá an toàn chịu lực công trình, Hỗ trợ chủ đầu tư trong quá trình quản lý dự án, Điện chiếu sáng và chiếu sáng mỹ thuật cầu... cũng đã và đang được thực hiện. Hiện gói thầu 1A đã hoàn thành và quyết toán xong, đúng thời hạn.

cầu Rồng

Gói thầu 1B với các hạng mục bê tông cốt thép bao gồm: bệ, thân trụ, vòm bê tông và dầm hộp bê tông. Các trụ P0, P1, P2, P3, P4, P5 đã hoàn thành 100% khối lượng xây lắp gồm: bệ, thân trụ, vòm bê tông. Các hạng mục kết cấu thép (bao gồm: dầm hộp thép và vòm thép) thì dầm hộp thép hoàn thành gia công chế tạo 02/34 đốt dầm. Vì việc nhập khẩu vật tư thép từ nước ngoài về bị chậm trễ nên để khắc phục và đẩy nhanh tiến độ, chúng tôi đã và đang triển khai 04 mũi thi công. Với vòm thép, hiện nay Ban QLDA, TVGS đã kiểm tra năng lực của các đơn vị gia công chế tạo đốt vòm được đảm bảo.

Thời gian thực hiện cho đến nay chiếm 70% tiến độ, khối lượng hoàn thành đạt 65% khối lượng. Các hạng mục khác như nút giao thông-cảnh quan; hệ thống điện và điện trang trí đã và đang được triển khai và sẽ hoàn thành đồng bộ với các hạng mục cầu.

Từ khi triển khai thi công đến nay về cơ bản các hạng mục công trình vẫn tuân thủ theo đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt; ngoài ra có một số thay đổi nhỏ trong bước lập bản vẽ thi công và tổ chức thi công để phù hợp với kết quả tính toán và điều kiện thi công thực tế. Đối với dự án Cầu Rồng trong quá trình lập bản vẽ thi công, Chủ đầu tư đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tính toán lại để giảm chiều dày lớp bê tông bịt đáy tại trụ P1 và trụ P4, thu hồi toàn bộ cọc ván thép từ trụ P1 đến trụ P4 để bán đấu giá, tiết kiệm kinh phí cho dự án trên 17 tỷ đồng.

- Được biết, trên công trình, việc đổ bê tông bịt đáy trụ là công việc khá gian khó với thực địa qua dòng chảy sông Hàn?

Ông Đặng Việt Dũng: Ai đã từng chứng kiến mới thấu hết được sự vất vả. Tôi lấy 1 ví dụ như việc đổ bê tông bịt đáy trụ P2 có kích thước lớn (46x36x3,9)m với khối lượng bê tông trên 6000 m3, được chia làm 2 khoản đổ và thi công theo công nghệ đổ bê tông dưới nước. Cứ mỗi đợt đổ BT, nhà thầu phải huy động trên 150 CBCN, 4 trạm trộn BT có công suất 60 m3/h, trên 40 xe vận chuyển BT, 4 sà lan 800 tấn, 4 cần cẩu 50 tấn cùng nhiều thiết bị phụ trợ khác. Thời gian cho mỗi đợt đổ trên 70 giờ đồng hồ (bao gồm cả công tác đóng và tháo dỡ cầu phao).

- Vâng, xin cảm ơn ông. 

Bài đọc nhiều:

> Doanh nghiệp BĐS có vốn nước ngoài bị đưa vào "tầm ngắm”

> Niềm tin sẽ quay lại thị trường bất động sản

> Nhà thu nhập thấp ở Hà Nội càng bán càng ế

> Tín dụng cho bất động sản: Dấu hiệu khả quan

> "Ôm" dự án, nhà đầu tư "nhịn đau" bán tháo

> Các DN chưa chú ý thị trường nhà cho thuê?

> Chủ đầu tư “rậm rịch” thu gom bất động sản


(Theo GTVT)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu