Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trồng sao cho phù hợp nhất, cũng như hiểu được vai trò của cây nha đam trong phong thủy.
Vậy, hãy cùng Dothi.net tìm hiểu vai trò của cây nha đam phong thủy một cách tổng quan và chính xác nhất nhé.
Ý nghĩa phong thủy của cây nha đam
Chắc hẳn, trong đời sống thường ngày của người dân Việt Nam, không khó để nhận ra sự xuất hiện của cây nha đam: trồng làm cảnh, thanh lọc không khí, món ăn, hoặc còn được trưng dụng như một loại mỹ phẩm làm đẹp “thần thánh” của hội chị em.
Thậm chí, ở thời điểm hiện tại, nha đam còn được sử dụng trong ngành công nghiệp giải khát, mỹ phẩm có vai trò thương mại rất cao.
|
Cây nha đam - Ảnh minh họa |
Không tính đến vai trò to lớn của nha đam trong kinh tế thương mại, trong lĩnh vực phong thủy nhà ở, nha đam cũng có vai trò quan trọng. Theo các chuyên gia phong thủy, cây nha đam phong thủy được trồng trong nhà với mong muốn mang đến sức khỏe, cải thiện tâm trạng, tinh thần của gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. Hơn nữa, cây nha đam trong phong thủy còn có ý nghĩa đem lại sự may mắn và tài lộc.
Một trong những đặc tính giúp cho cây nha đam nhanh chóng trở thành một trong những loại cây “xuất hiện” nhiều nhất trong nhà chính là đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc của chúng. Một cây nha đam phong thủy trong phòng ngủ, phòng khách không tốn quá nhiều diện tích, vừa có thể mang lại không gian tươi mát, lại vừa bảo vệ sức khỏe, mà không phải tốn quá nhiều thời gian chăm sóc như những loại cây khác.
Ngoài ý nghĩa trong lĩnh vực phong thủy, cây nha đam còn được so sánh với “kim bạc thử độc” trong thời phong kiến ngày xưa. Theo đó, khi trong không khí xuất hiện khí độc, lá của cây nha đam sẽ lập tức đổi màu, báo hiệu cho gia chủ. Vì vậy, ngày xưa, các phi tần trong cung cũng thường sử dụng loại cây “dân dã” này trong cung điện xa hoa.
Đặc điểm của cây nha đam phong thủy
Nha đam là loại cây có nguồn gốc xuất xứ ở khu vực Trung Cận Đông, hiện nay trở nên phổ biến và được trồng rộng rãi ở khu vực các nước nhiệt đới khác nhau. Nha đam là giống cây có tuổi thọ cao, cực kỳ dễ trồng và dễ chăm sóc, đồng thời ít khi bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh. Cây lô hội (nha đam) có phần thân và gốc ngắn, lá lô hội không có cuống, mọc ở vị trí sát thân, lá có hình lưỡi giáo với các gai nhọn ở viền lá, đồng thời có lá dày và mọng nước.
|
Ngoài ý nghĩa phong thủy, cây nha đam còn rất tốt cho sức khỏe |
Chính vì đặc tính dễ chăm sóc, nên cây nha đam trồng trong nhà thường được rất nhiều người lựa chọn. Không chỉ vậy, hoa của cây nha đam trong phong thủy cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với gia chủ. Theo đó, sự xuất hiện của hoa nha đam chứng tỏ sự nghiệp của gia chủ sẽ có những bước tiến nhất định, thành công, đem lại tài lộc cho cả gia đình.
Hoa nha đam thường được mọc thành cụm, cành hoa dài khoảng 1m, khi còn non sẽ mọc đứng lên, sau này dần dần rủ xuống, tượng trưng cho sự phát triển của mỗi người. Hoa có dạng ống và có màu đỏ hoặc màu vàng, được đính lại với nhau mang đến cảm giác như một chùm pháo hoa đang nở rộ.
Như vậy, qua bài viết này, Dothi.net hy vọng người đọc hiểu được ý nghĩa cây nha đam trong phong thủy một cách chính xác nhất. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết.
Link bài viết gốc
http://thanhnienviet.vn/2020/12/17/y-nghia-cay-nha-dam-trong-phong-thuy-va-nhung-dieu-ban-chua-biet