SearchNews

50.000 tỷ: Giải cứu thị trường hay ngân hàng tự cứu mình?

09/02/2014 08:11

Nhằm giải quyết hàng tồn kho của phân khúc BĐS trung - cao, Chính phủ tiếp tục tung ra thị trường gói 50.000 tỷ. Hàng tồn kho được giải quyết cũng đồng nghĩa với việc nợ xấu của ngân hàng được giải quyết. Vậy, 50.000 tỷ phải chăng là gói tín dụng để ngân hàng tự “cứu” mình?

Hiện thông tin Ngân hàng Nhà nước sẽ cùng các bộ, ngành sẽ báo cáo Chính phủ tiếp tục đưa ra gói 50.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ phân khúc nhà ở thương mại với lãi suất cho vay 7% trong 10 năm được Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam đưa ra đang được dư luận hết sức quan tâm. Đặc biệt là khi gói tín dụng này sẽ hướng vào thị trường bất động sản (BĐS) thuộc phân khúc trung - cao.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều nhau xoay quanh gói 50.000 tỷ này một khi được triển khai.

Trước hết là ý kiến không tán thành của ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM.

Khi nghe thông tin về gói này, ông có nêu ra câu hỏi: “Phân khúc cao cấp có những căn biệt thự giá tới 10 - 20 tỷ đồng, thậm chí, còn nhiều hơn thì liệu gói 50.000 tỷ cho đối tượng người giàu vay mua nhà có hợp lòng dân hay không, có mang tính xã hội hay không?”

gói 50.000 tỷ đồng
Hàng tồn kho thuộc phân khúc trung - cao sẽ giảm đáng kể nếu gói 50.000 tỷ đồng được đưa vào sử dụng. (Ảnh minh  họa, nguồn: vneconomy).

Ông Đực phân tích thêm, chỉ nên áp dụng gói này đối với những căn hộ giá trị từ 1 đến dưới 2 tỷ đồng, nghĩa là, đối tượng được vay chỉ nên thuộc phân khúc trung cấp, còn những đối tượng mua căn hộ trị giá trên 2 tỷ không nên cho vay vì họ vốn đã giàu có rồi. Việc hỗ trợ người giàu có cơ hội giàu thêm là điều thực sự không nên và việc giúp những doanh nghiệp làm nhà cao cấp bán được hàng trong khi đáng lẽ họ phải thay đổi sản phẩm, điều chỉnh diện tích cũng như giá bán để phù hợp với đại đa số người dân lại càng không nên.

Tiếp đó, ông Đực đã đặt thêm một câu hỏi: “Gói 30.000 tỷ chưa hết, lại tiếp tục “đẻ” gói 50.000 tỷ, rồi còn những gói nào tiếp theo nữa?... trong khi xã hội còn nhiều ngành nghề khác cần đến sự hỗ trợ của ngân hàng, tại sao không giúp mà lại chỉ giúp cho ngành BĐS, ưu ái cho người giàu?”

Vị lãnh đạo này cho biết, khi những căn nhà có giá trị từ 1,9 tỷ đồng trở xuống được nhận sự hỗ trờ từ gói 50.000 tỷ thì sẽ tiếp nối được gói 30.000 tỷ, hỗ trợ phân khúc trung bình sẽ tạo nên những tác động tích cực cho thị trường BĐS. Vì thế, những căn hộ được nhận vay vốn ưu đãi từ gói này cần được khống chế chứ khồn thể cho những căn hộ có giá đến vài chục tỷ vay được.

Từ sự phân tích trên, vị lãnh đạo này thậm chí còn cho rằng, người dân có quyền tỏ ra nghi ngờ rằng, những doanh nghiệp thực hiện dự án cao cấp do không bán được hàng nên đã “vận động” gói hỗ trợ nhằm tự cứu mình.

Đồng quan điểm với ý kiến trên, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, ông Phạm Sỹ Liêm cũng cho rằng, hiện xã hội đang cần các dự án nhà ở giá phổ cập, nhà ở giá rẻ từ 15 triệu đồng/m2 trở xuống dành cho đối tượng có thu nhập thấp.

Vì vậy, nếu tiếp tục dành gói 50.000 tỷ cho phân khúc nhà thương mại giá rẻ thì loại hình nhà ở này sẽ được hỗ trợ thêm về đất đai, về vốn, thị trường sẽ được phát triển nhanh chóng hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, ông Liêm cũng cho rằng, gói tín dụng này thực chất là các ngân hàng đang tìm phương án tự "cứu" mình. Bởi, một khi hàng tồn kho của phân khúc trung - cao được giải quyết cũng đồng nghĩa với việc nợ xấu của ngân hàng cũng sẽ giảm.

“Dù vậy, việc đó cũng có ích cho xã hội nhưng nếu tiếp tục cho vay với phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ, loại nhà mà số đông đối tượng trong xã hội đang cần thì sẽ tốt hơn là cho người giàu, cho phân khúc cao cấp. Gói 50.000 tỷ chưa thấm vào đâu so với thị trường bất động sản nhưng đó cũng sẽ là cú hích cho thị trường”, ông Liêm cho hay.

Nếu gói 50.000 tỷ đồng được thực hiện sẽ góp phần tích cực trong việc kích cầu đối với phân khúc nhà ở có giá trung bình và giá cao là nhận định của Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ.

Song, ông Võ cũng cho rằng, sự hưởng ứng của ngân hàng thương mại đối với gói 50.000 tỷ đến đâu mới là vấn đề. Liệu rằng, với mức lãi suất 7%, được thực hiện trong vòng 10 năm có dễ dàng được họ chấp thuận hay không? Bởi về nguyên tắc, dù chưa thực sự chắc chắn, nhưng lãi suất trên thị trường sẽ còn giảm nữa. Đây là thực tế đầy rủi ro mà ngân hàng thương mại khó có thể chấp nhận.

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu