SearchNews

Giá nhà tại Việt Nam đang cao hay thấp?

21/07/2014 09:49

Giá căn hộ cao cấp trung bình tại Tp.HCM là khoảng 1.718 USD/m2, trong khi đó, tại Jakarta hay Manila là khoảng 3.000-4.000 USD/m2, còn Bangkok là khoảng 5.000-6.000 USD/m2...

Theo đại diện của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài cho biết, rất nhiều Kiều bào tỏ ra vui mừng khi biết quy định mở cửa cho người nước ngoài, Việt kiều sở hữu nhà tại Việt Nam có hiệu lực, bởi, nay họ có thể được đứng tên để mua nhà và căn nhà đó là sở hữu của họ.

Đối với những người nước ngoài, trước đây phải đi thuê nhà thì nay cũng có cơ hội được mua và sở hữu một nơi ở cho riêng mình, thậm chí, họ còn có thể mua để đầu tư. Tuy nhiên, có không ít doanh nghiệp tỏ ra băn khoăn rằng, giá nhà ở Việt Nam có đủ sức hấp dẫn đối với nhóm khách hàng tiềm năng này hay không?

Trong thời gian gần đây, việc giá nhà Việt Nam đắt hay rẻ đang trở thành một đề tại được đưa ra tranh luận khá nhiều trên các diễn đàn, thu hút được sự quan tâm khá lớn từ các chuyên gia cũng như dư luận.

Một doanh địa ốc tại Tp.HCM từng tiến hành những cuộc nghiên cứu và đánh giá một cách chi tiết về giá căn hộ ở Tp.HCM so với một số thành phố khác quanh khu vực. Kết quả cụ thể: Giá của một căn hộ vừa túi tiền tại Sài Gòn là khoảng 30.000-40.000 USD (tương đương 650-850 triệu đồng). Trong khi đó, giá nhà tại Bangkok, Hong Kong hay Manila… lại cao hơn gấp nhiều lần, với khoảng 300.000 USD/căn.

Từ đó, đại diện của doanh nghiệp đã nhận định trên phương tiện truyền thông rằng: “Giá nhà Việt Nam rẻ nhất thế giới”.

Ông Nguyễn Nam Sơn, CEO của Vietnam Capital Partners Ltd, tại một buổi hội nghị về cơ hội đầu tư bất động sản diễn ra tại Tp.HCM, đã đưa ra một so sánh khá thú vị về giá của các loại hình BĐS tại Tp.HCM so với các đô thị có quy mô dân số tương tự.

Giá của BĐS tại Tp.HCM
Giá của BĐS tại Tp.HCM hầu hết đều rẻ hơn so với các thành phố khác có quy mô ngang Tp.HCM như Bangkok, Manila và Jakarta.

Còn CBRE cho biết, mức trung bình của căn hộ cao cấp tại Tp.HCM là khoảng 1.781 USD/m2, nghĩa là khoảng 178.000 USD/căn hộ 100m2. Nhưng giá của một căn hộ tương tự ở Singapore, Thượng Hải hay Malaysia lại rơi vào khoảng 500.000-600.000 USD, cao gấp 3-4 lần so với Tp.HCM.

Đã có rất nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề giá nhà ở Việt Nam đắt hay rẻ. Có ý kiến đánh giá là “rẻ nhất thế giới”, nhưng lại có ý kiến nhận định là quá cao. Đắt hay rẻ là một khái niệm mang tính chất tương đối khi so sánh một mặt hàng nào đó, đặc biệt là với bất động sản.

Vì vậy, chúng ta không bàn đến chuyện giá nhà đắt hay rẻ ở đây, mà căn cứ vào những nghiên cứu được thực hiện bởi các tổ chức uy tín trên, có thể nhận thấy rõ, giá nhà tại Việt Nam đang thấp hơn so với một số nước trong khu vực. Song, giá BĐS ở quốc giá đó cao hay thấp còn phải đặt trong mối tương quan với nhiều những yếu tố khác như thu nhập quốc dân, điều kiện kinh tế cũng như tình hình thị trường…

Nhưng nói như vậy không có nghĩa là không thể so sánh được giá bất động sản. Một phương pháp phổ biến được nhiều quốc gia áp dụng để so sánh giá nhà là so sánh giá nhà trung bình với thu nhập trung bình của người dân.

 khả năng mua nhà của người dân
Biểu đồ so sánh khả năng mua nhà của người dân tại một số nước trên thế giới.

Savills trong khảo sát của mình tuy không đề cập đến vấn đề đắt hay rẻ của giá nhà, nhưng lại cho thấy mức độ phức tạp của thị trường bất động sản Việt. Troy Griffiths, CEO của Savills Việt Nam nhận định giá nhà ở Việt Nam đang ở mức khá thấp.

Tuy rất khó để khẳng định được giá bất động sản Việt Nam là rẻ hay đắt, nhưng theo nhiều chuyên gia, BĐS Việt Nam mới đang ở giai đoạn sơ khai, còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Vì thế mà giá bất động sản cũng đang ở mức hấp dẫn.

Bất động sản cao cấp tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng lớn, thị trường này sẽ tạo ra rất nhiều tiềm năng đầu tư cho những người giàu có, nhất là khi Việt Nam dần thu hẹp với khoảng cách thế giới, như việc mở cửa cho người nước ngoài mua nhà. Thực tế, giá của một căn hộ cao cấp có chất lượng như nhau tại Việt Nam chỉ ở khoảng 2.800 -3.000 USD/m2, nhưng tại một số thành phố khác cùng khu vực lại có thể lên đến 20.000 USD/m2, nhận định của Peter Ryder, CEO Indochina Capital.

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu