SearchNews

Người nước ngoài mua nhà: Nên mở cửa đến đâu!

15/08/2014 07:36

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) không nên mở cửa cho người nước ngoài mua nhà đơn lẻ, biệt thự tại Việt Nam trước đề xuất mở rộng đối tượng cho Việt kiều, người nước ngoài mua nhà được Bộ Xây dựng đưa vào dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) sửa đổi. Xoay quanh vấn đề này đã có những ý kiến trái chiều.

Chuyện mở cửa cho người nước ngoài mua nhà đã trở thành đề tài tranh cãi suốt nhiều năm qua giữa các nhà làm chính sách với doanh nghiệp (DN), với các chuyên gia, nhà làm luật...

Có thể, trong giai đoạn này, ý kiến của người đứng đầu HoREA đang nghiêng về vấn đề an ninh quốc phòng của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nếu mọi thứ được nới lỏng. Trong khi đó, với nhiều người, chuyện tháo gỡ rào cản cho người nước ngoài hay Việt kiều mua nhà ở Việt Nam là quyết định khá được trông chờ.

Song, cần phải nhìn nhận rằng, việc nới rộng cửa này không phải nhằm "giải quyết hàng tồn kho" BĐS như một lãnh đạo cơ quan quản lý nhà nước từng bày tỏ.

Hiện nay có nhiều quan điểm trái chiều về mở của cho người nước ngoài mua nhà Mở cửa cho người nước ngoài mua nhà vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều
Mở cửa cho người nước ngoài mua nhà vẫn còn nhiều quan điểm trái chiều

Trước đây, CBRE Việt Nam cũng từng nêu quan điểm cho phép người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam. Theo đó, việc gỡ bỏ những hạn chế người nước ngoài sở hữu nhà là một tín hiệu tốt lành nhưng chưa phải là giải pháp duy nhất cho mọi vấn đề đã và đang tồn đọng trong ngành BĐS Việt Nam trong những năm qua.

Người nước ngoài được xem là nhóm mở rộng hợp lý của một thị trường phát triển chứ không hẳn là một biện pháp "chữa cháy". Tháo van đồng nghĩa với tháo dòng chảy vốn, tức, một lượng lớn vốn ngoại sẽ chảy vào kênh BĐS nhưng đây không thể trở thành nguồn vốn chính cho Việt Nam.

Đứng ở quan điểm nhà đầu tư, ông Cao Thanh Hoàng, Tổng giám đốc KHM Capital chia sẻ, không nên cấm người nước ngoài mua nhà mà nên giới hạn về thời hạn sở hữu (50 năm chẳng hạn) và tỷ lệ sở hữu.

Chẳng hạn, trong một dự án khu đô thị hay chung cư, tỷ lệ người nước ngoài được phép sở hữu có thể ở mức từ 10-20%, như vậy, khách Việt vẫn là đối tượng chủ yếu tại các dự án.

Trong khi đó, ông Bùi Quang Hưng, luật sư điều hành Hãng Luật BQH và cộng sự, thì bày tỏ việc để cho người nước ngoài được mua nhà tại Việt Nam cũng là một phương án tốt để phát triển thị trường BĐS. Tuy nhiên, việc mua nhà cũng đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định.

Chí ít, pháp luật phải quy định các khoản thuế mà người nước ngoài phải đóng nếu mua nhà tại Việt Nam. Điều này cũng được áp dụng tương tự như Mỹ, Pháp và một số nước khác.

Thuế sở hữu nhà không nhỏ. Do vậy, nếu mua nhà mà không kinh doanh được thì rủi ro cao nên người nước ngoài sẽ cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua nhà. Hơn nữa, về phía Nhà nước cũng sẽ có một khoản thu lớn hằng năm từ phần thuế từ người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam.

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu