SearchNews

Phân hạng chung cư chưa có lợi cho người mua nhà

14/02/2014 15:04

Từ ngày 15/2/2017, việc phân hạng và công nhận hạng nhà chung cư chính thức có hiệu lực theo nội dung của Thông tư 31/2016 do Bộ Xây dựng ban hành. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng quy định mới này chưa mang lại lợi ích thiết thực cho người mua nhà.

Theo thông tư này, nhà chung cư được phân thành nhiều hạng khác nhau để xác định giá trị khi thực hiện quản lý hoặc giao dịch trên thị trường. Việc phân hạng này không áp dụng với các chung cư xây dựng trước năm 1994.

Việc phân hạng chung cư cũng được xác định trên cơ sở 4 nhóm tiêu chí: quy hoạch - kiến trúc; hệ thống, thiết bị kỹ thuật; dịch vụ, hạ tầng xã hội; chất lượng, quản lý, vận hành. Bên cạnh đó, việc phân hạng và công nhận hạng này phải đảm bảo các yêu cầu như: phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt, theo đúng giấy phép xây dựng được cấp; phải đảm bảo tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia khác có liên quan.

Chung cư được phân loại thành A, B và C. Trong đó, chung cư loại A phải đạt tối thiểu 18/20 tiêu chí theo hướng dẫn tại phụ lục 01 ban hành kèm theo. Chung cư loại B phải đạt tối thiểu 18/20 tiêu chí theo hướng dẫn tại phụ lục 02 kèm theo. Chung cư loại C đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để được phân hạng theo quy định tại thông tư này nhưng không đạt đủ tiêu chí để công nhận hạng A và hạng B.

phân hạng chung cư
Việc phân hạng và công nhận hạng nhà chung cư chưa có lợi cho người mua nhà

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho rằng, việc phân hạng này không giúp được người mua nhà xác định được "đẳng cấp" của dự án, tránh tình trạng "tự phong" của nhiều chủ đầu tư. Còn việc xác định hạng chung cư để thu phí quản lý thì lại không quan trọng và không có tác dụng vì vấn đề này phụ thuộc vào thỏa thuận giữa đơn vị quản lý và cư dân.

Tương tự, ông Nguyễn Tiến Dũng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Sài Gòn Triển Vọng (Savista) nhận định, việc phân hạng chung cư được thực hiện sau khi dự án hoàn thành, như vậy chỉ giúp việc quản lý, còn người mua nhà (chủ yếu khi chung cư chưa xây dựng xong) thì vẫn “mù mờ” trong việc xác định hạng nhà.

Theo ông Dũng, việc phân hạng này có chăng chỉ có lợi cho giao dịch thứ cấp, hoàn toàn không có ý nghĩa trong việc giúp người mua nhà phân loại sản phẩm khi mua nhà.

Ông Dũng cho biết thêm, về cơ bản, Thông tư 31 đã khắc phục được những điều bất hợp lý của Thông tư 14 do các tiêu chí rõ ràng và dễ áp dụng hơn. Tuy nhiên, việc phân hạng cũng còn một số bất cập như hơi thiên về kết cấu, xây dựng mà lại thiếu các tiêu chí “mềm” như dịch vụ quản lý, dịch vụ vận hành. Cư dân ở chung cư hạng A sẽ được hưởng dịch vụ gì tốt hơn hạng B vẫn được quy định rõ.

Tổng giám đốc Savista phân tích, trong các tiêu chí phân hạng, có nhiều tiêu chí cực kỳ quan trọng như phòng cháy chữa cháy, chất lượng quản lý, vận hành… nếu thiếu thì không thể nào đủ yêu cầu phân hạng. Như vậy nếu đủ 18/20 tiêu chí để đạt hạng A mà lại thiếu các tiêu chí trên thì vô cùng bất cập.

Ông Dũng nêu quan điểm: “Phải có những tiêu chí cơ bản bắt buộc, nếu không có thì không được xét phân hạng”.

Bên cạnh đó, ông Dũng cũng lo ngại, nếu chung cư bị xếp hạng thấp hơn so với quảng cáo ban đầu của chủ đầu tư thì chưa biết hướng xử lý ra sao. Do vậy, sẽ có ít chủ đầu tư hoặc ban quản trị nộp hồ sơ xin phân hạng chung cư.

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu