Thuộc ngoại thành của thành phố Hà Nội, huyện Gia Lâm là khu vực cửa ngõ quan trọng để di chuyển sang các tỉnh, thành miền đông của tổ quốc như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên,...Hiện tại, thị trường bất động sản tại đây được đánh giá là có tiềm năng phát triển trong tương lai gần.
Tổng quan địa lý huyện Gia Lâm
Gia Lâm có tổng diện tích 114.79 km2, phía tây giáp quận Long Biên, phía đông nam giáp Văn Giang, phía đông giáp với huyện Thuận Thành, phía tây nam giáp huyện Thanh Trì, phía tây bắc giáp huyện Đông Anh, phía bắc giáp thị xã Từ Sơn.
Huyện Gia Lâm bao gồm 2 thị trấn (Yên Viên, Trâu Quỳ) và 20 xã: Yên Thường, Trung Mầu, Văn Đức, Bát Tràng, Phú Thị, Phù Đổng, Ninh Hiệp, Lệ Chi, Kim Sơn, Kim Lan, Kiêu Kỵ, Dương Xá, Dương Quang, Dương Hà, Đông Dư, Đình Xuyên, Đa Tốn, Cổ Bi, Đặng Xá, Yên Viên.
Huyện giáp với các con sông lớn là sông Hồng (bên kia sông là quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì), sông Đuống, sông Thiên Đức, sông Bắc Hưng Hải và sông Cầu Bây. xét theo địa lý, Gia Lâm được phân làm 2 khu vực hai bên dòng sông Đuống:
Khu vực Nam Đuống: Kim Sơn, Dương Quang, Đa Tốn, Phú Thị, Thị trấn Trâu Quỳ, Dương Xá, Đặng Xá, Văn Đức, Kim Lan, Bát Tràng, Cổ Bi, Đông Dư, Kiêu Kỵ, Lệ Chi.
Khu vực Bắc Đuống: Thị trấn Yên Viên, Phù Đổng, Ninh Hiệp, Đình Xuyên, Dương Hà, Yên Thường, Trung Mầu.
Địa danh nổi tiếng huyện Gia Lâm
Với bề dày lịch sử truyền thống lâu đời, huyện Gia Lâm có nhiều làng nghề truyền thống như: làng nghề Bát Tràng (sản xuất gốm sứ), Phù Đổng (nuôi bò sữa), Đông Dư (trồng, muối dưa cải và trồng ổi), Ninh Hiệp (trồng và kinh doanh thuốc Bắc, buôn bán vải vóc, quần áo), Kiêu Kỵ (sơn son thếp vàng, dát bạc,...).
Trong đó, nổi tiếng nhất là làng nghề Bát Tràng nổi tiếng với những sản phẩm gốm tinh xảo, chất lượng cao, nhận được sự yêu thích của đông đảo người dân trong nước cũng như quốc tế.
Ngoài ra, huyện Gia Lâm còn rất nhiều thắng cảnh tham quan du lịch cũng như các lễ hội khác như: Hội Gióng Phù Đổng, lễ hội Đền Bà Tấm, chùa Đào Xuyên, chùa Keo,...
Cơ sở hạ tầng và tiện ích sinh hoạt tại huyện Gia Lâm
Là cửa ngõ phía đông của thành phố Hà Nội nên huyện là giao điểm của rất nhiều tuyến đường huyết mạch quan trọng như các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, các tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, Yên Viên - Cái Lân, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, đường quốc lộ 1A, quốc lộ 3, quốc lộ 5, quốc lộ 17, quốc lộ 18B, đường vành đai 3...
Chưa kể, trong quá trình xây dựng hệ thống đường sắt đô thị có các tuyến đường sắt đi qua địa bàn của quận bao gồm: tuyến số 1 lộ trình Ngọc Hồi - Yên Viên hiện đang trong quá trình xây dựng và tuyến đường số 8 (An Khánh - Dương Xá).
Huyện Gia Lâm có hệ thống các trường đại học lớn bao gồm: Học viện nông nghiệp Việt Nam (thị trấn Trâu Quỳ), Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội (xã Lệ Chi), Học viện Tòa án Việt Nam (xã Kim Sơn), Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Trung ương (xã Dương Xá), trường Cao đẳng xây dựng công trình Đô thị Hà Nội (xã Yên Thường),...
Thị trường bất động sản huyện Gia Lâm
Hiện nay thị trường bất động sản Gia Lâm vẫn còn đang trong quá trình xây dựng và phát triển. Các hình thức mua nhà chủ yếu tại đây là mua đất nền, mua lại căn hộ hoặc thuê nhà nguyên căn.
Hiện tại trên khu vực của huyện đang xây dựng 2 khu đô thị mới là khu đô thị mới Tịnh Xá và cụm công nghiệp Ninh Hiệp. Dự án đang nhận được nhận nhiều sự quan tâm nhất là chung cư Đặng Xá đang mở bán và vô cùng sôi động.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia bất động sản, những tháng cuối năm 2017 phân khúc đất nền tại đây thu hút khá nhiều khách hàng, thì trong năm 2018, phân khúc đất nền và đất biệt thự sẽ càng sôi động hơn và nhanh chóng trở thành phân khúc “vua” của thị trường.