Là huyện duy nhất giáp biển của thành phố Hồ Chí Minh, huyện Cần Giờ sau khi được đầu tư cơ sở hạ tầng nhanh chóng thu hút được lượng lớn các nhà đầu tư bất động sản, tạo nên “cơn sốt” Cần Giờ.
Tổng quan địa lý huyện Cần Giờ
Huyện Cần Giờ là khu vực duy nhất tại thành phố Hồ Chí Minh giáp với biển. Có tổng diện tích 704 km2, Cần Giờ tựa như một hòn đảo tách biệt với thành phố (cách trung tâm 50km). Mật độ dân số trung bình tại đây là 100 người/km2.
Phía bắc của huyện giáp với sông Soài Rạp (bên kia sông là huyện Nhà Bè), phía nam giáp với Biển Đông, phía tây giáp với sông Soài Rạp (bên kia sông là huyện Cần Giuộc, Cần Đước - Long An), phía đông bắc giáp với sông Lòng Tàu (bên kia sông là huyện Nhơn Trạch - Đồng Nai) và phía đông nam giáp với sông Thị Vải (bên kia sống là huyện Tân Thành - Bà Rịa, Vũng Tàu).
Huyện Cần Giờ bao gồm trị trấn Cần Thanh (trung tâm của huyện) và 6 xã bao gồm: Thanh An, Tam Thôn Hiệp, Lý Nhơn, Long Hòa, Bình Khánh và An Thới Đông. Ngoài ra, Cần Giờ còn sở hữu khoảng 69 cù lao lớn nhỏ khác.
Những địa danh nổi tiếng khu vực huyện Cần Giờ
Cần Giờ là địa điểm thu hút được nhiều khách du lịch trong nước cũng như quốc tế bởi các địa danh nổi tiếng, trong đó không thể không kể đến rừng Sác - khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ - khu du lịch trọng điểm của Việt Nam.
Sở hữu hệ sinh vật đa dạng là hệ sinh thái trung gian giữa nước ngọt và nước mặn, cũng như hệ sinh thái thủy vực và hệ sinh thái trên cạn, cùng với việc sông Đồng Nai cung cấp lượng lớn phù sa, hệ thực vật tại đây lên tới trên dưới 150 loài, tạo nên một quần thể sinh thái đa dạng bậc nhất khu vực. Hơn nữa, ngay bên trong rừng Sác còn có đài tưởng niệm bộ đội đặc công rừng Sác được công nhận là di tích lịch sử quốc gia.
Ngoài ra, huyện Cần Giờ còn có 8 ngôi chùa trên địa bàn, chùa Thạnh Phước là ngôi chùa cổ nhất khu vực (thị trấn Cần Thạnh), chùa Nhơn Hòa (xã Lý Nhơn), chùa Quang Minh Như Lai (xã Bình Khánh) và chùa Hải Đức (thị trấn Cần Thạnh) là có tu sĩ trụ trì, và 2 chùa thuộc phái Tịnh Độ Cư sĩ.
Cơ sở hạ tầng và tiện ích sinh hoạt huyện Cần Giờ
Tính tới thời điểm hiện tại, người dân muốn qua huyện Cần Giờ phải đi qua phà Bình Khánh hoặc phà An Thới Đông, việc này tạo một số bất tiện trong cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, trong năm 2017 UBND thành phố đã chấp nhận đầu tư xây cầu nối liền “ốc đảo” Cần Giờ và thành phố Hồ Chí Minh, hứa hẹn sẽ đem tới sự phát triển của huyện nói chung và thị trường bất động sản Cần Giờ nói riêng.
Thị trường bất động sản huyện Cần Giờ
Việc xây dựng hạ tầng giao thông nối liền Cần Giờ và thành phố Hồ Chí Minh có vai trò rất lớn trong việc phát triển thị trường bất động sản của khu vực. Với sự xuất hiện lần lượt của các công trình hạ tầng như: cầu Cần Giờ, Vinpearl Cần Giờ, cao tốc Bến Lức - Long Thành,...
Tuy nhiên, giá đất tại Cần Giờ lại có sự thay đổi thường xuyên, rất có khả năng sẽ gây ra tình trạng “bong bóng”, vì vậy các nhà đầu tư cần phải chú ý đến thị trường để có thể đưa ra chính sách đầu tư phù hợp nhất.
Hiện tại, Cần Giờ đang có dự án bất động sản Saigon Sun Bay là đang trong quá trình giao dịch. Theo nghiên cứu của các chuyên gia bất động sản, sau khi Vinpearl Cần Giờ, cầu Cần Giờ được chính thức vận hành thì thị trường bất động sản tại đây mới “dậy sóng” mãnh liệt nhất.
Các Dự Án nổi bật khu vực Huyện Cần Giờ