Nằm trong vùng chuyển đổi giữa vùng chuyển tiếp Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, huyện Củ Chi cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 60km, Củ Chi đang nhận được sự quan tâm, đầu tư lớn của ban lãnh đạo thành phố.
Tổng quan địa lý huyện Củ Chi
Huyện Củ Chi có tổng diện tích 435km2, tọa lạc tại cửa ngõ tây bắc của TP.HCM. trong đó, phía tây giáp với huyện Đức Hòa (Long An), phía đông giáp với sông Sài Gòn (bên kia sông là tỉnh Bình Dương), phía nam giáp với huyện Hóc Môn và phía bắc giáp với huyện Trảng Bàng (Tây Ninh).
Huyện bao gồm 1 thị trấn là thị trấn Củ Chi và 20 xã: Trung Lập Hạ, Thái Mỹ, Tân Thông Hội, Tân Thạnh Tây, Tân Thạnh Đông, Tân An Hội, Tân Phú Trung, Phước Vĩnh An, Phước Thạnh, Phú Mỹ Hưng, Phạm Văn Cội, Phú Hòa Đông, Phước Hiệp, Nhuận Đức, Hòa Phú, Bình Mỹ, An Nhơn Tây, An Phú, Trung An, Trung Lập Thượng.
Với đặc thù hệ thống giao thông đường thủy đa dạng (sông, kênh, rạch,...), huyện Củ Chi là một trong những khu vực trọng điểm nối liền thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây như Long An, Tây Ninh,...Đồng thời, các hệ thống kênh rạch tại đây đa phần đều chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Sài Gòn (dao động bán nhật triều, dao động từ 1,2 - 2,0 mét). Duy chỉ có sông Thầy Cai không có mực nước dao động theo sông Sài Gòn (chịu ảnh hưởng của sông Vàm Cỏ Đông).
Tổng quát lại, chế độ thủy văn tại đây bị chi phối của hệ thống sông, kênh, rạch tại đây, và sự xâm nhập của thủy triều là nét nổi bật nhất của khu vực này.
Những địa danh nổi tiếng khu vực huyện Củ Chi
Nhắc đến huyện Củ Chi, tất cả mọi người đều nghĩ ngay tới di tích lịch sử được nhận danh hiệu Di tích quốc gia đặc biệt - Địa đạo Củ Chi.
Các trung tâm TP.HCM 70km, địa đạo Củ Chi với chiều dài hơn 250km không chỉ gắn liền với sự phát triển, quá trình chiến đấu đầy xương máu mà còn là minh chứng hùng hồn về quyết tâm đẩy lùi giặc ngoại xâm của ông cha ta.
Hiện nay, địa đạo Củ Chi là một trong những khu vực thu hút được lượng lớn khách tham quan, du lịch mỗi ngày, từ đó đem lại nguồn phát triển tiềm năng về du lịch cho khu vực.
Ngoài địa đạo Củ Chi, huyện Củ Chi còn rất nhiều các khu du lịch sinh thái, di tích lịch sử khác thu hút khách du lịch như: Đền tưởng niệm Bến Dược - Củ Chi, khu du lịch sinh thái Green Noen,...
Cơ sở hạ tầng và tiện ích sinh hoạt huyện Củ Chi
Để có thể đem sự phát triển tốt nhất cho huyện Củ Chi nói riêng và cả khu vực tây bắc Hồ Chí Minh nói chung, ủy ban nhân dân thành phố đã đẩy mạnh đầu tư về cơ sở hạ tầng giao thông. Các tuyến đường giao thông huyết mạch tại đây bao gồm tỉnh lộ 9, đường Phan Văn Hớn, tỉnh lộ 22,...
Hiện nay, tiện ích sinh hoạt dành cho cư dân huyện Củ Chi vẫn tiếp tục được đầu tư, nâng cao từng ngày. Tại đây có hệ thống các bệnh viện lớn là Bệnh viện huyện Củ Chi, bệnh viện đa khoa Xuyên Á, bệnh viện đa khoa khu vực Củ Chi,...Các trường học tại đây bao gồm: Trường THPT Củ Chi, Trường THPT Trung Phú, Trường THPT Quang Trung, Trường THPT Trung Lập, Trường THPT An Nhơn Tây,...
Thị trường nhà đất huyện Củ Chi
Sở hữu tiềm năng phát triển hạ tầng giao thông cực kỳ lớn với hàng loạt chính sách đã được phê duyệt và đang tiến hành xây dựng, không lấy làm lạ khi khu vực cửa ngõ tây bắc thành phố Hồ Chí Minh nói chung và huyện Củ Chi nói riêng sở hữu thị trường bất động sản “thay da đổi thịt” hàng ngày.
Xét riêng ở huyện Củ Chi, thị trường bất động sản tại đây đang nóng dần lên với sự xuất hiện của rất nhiều các dự án bất động sản như: C.T Sphinx Golf club & Residences, Bella Vista City, KDC Little Sài Gòn,...