|
Mặt ngoài nhà nghỉ dưỡng được giữ nguyên với tường đá tự nhiên mộc mạc, gần gũi. Cửa ra vào và cửa sổ kính lấy sáng tự nhiên cho không gian bên trong. |
|
Những bức tường đá tự nhiên dường như được giữ nguyên hiện trạng kể từ năm 1850. Thiết kế này giúp làm mát nhà hiệu quả. |
|
Các tầng trên của nhà nghỉ dưỡng hòa quyện vào cảnh quan núi rừng một cách liền mạch và tự nhiên nhất nhờ hình dạng, màu sắc tương đồng. |
|
Nội thất gỗ kiểu khối hộp đa năng giúp tối đa hóa không gian bên trong nhà nghỉ nhỏ, đồng thời mang đến cảm giác ấm áp, thân thuộc cho người dùng. |
|
Khung cửa kính lớn mang đến ánh sáng tự nhiên ngập tràn gian bếp ăn và cung cấp tầm nhìn thoáng đẹp ra cảnh quan thiên nhiên bên ngoài. |
|
Nhà nghỉ dưỡng bền vững sử dụng điện được tạo ra thông qua các tấm pin năng lượng mặt trời và lấy nước trực tiếp từ một con suối bên cạnh. |
|
Những chậu cảnh nhỏ xinh, xanh mướt tạo điểm nhấn sinh động cho không gian nghỉ dưỡng. Gian bếp được trang bị đầy đủ tiện nghi hiện đại. |
|
Tầng trên nhà nghỉ dưỡng là các phòng ngủ nhỏ ấm áp. Tuy là phòng áp mái với trần thấp nhưng không hề tạo cảm giác bí bức nhờ sử dụng tông màu trắng sáng chủ đạo. |
|
Phòng tắm bên trong nhà nghỉ dưỡng ở Thụy Sĩ được thiết kế theo phong cách hiện đại, thoáng sáng với gạch lát sàn mát mắt. |
|
Mặt bằng thiết kế tầng trệt chuồng ngựa cổ sau cải tạo |
|
Mặt bằng thiết kế tầng trên nhà nghỉ dưỡng |
Lam Giang
>> Nhà nghỉ dưỡng hình rắn lướt giữa những tán cây xanh
Link bài viết gốc
http://thanhnienviet.vn/2020/04/20/bien-chuong-thu-co-thanh-nha-nghi-duong-am-ap