|
Tòa nhà chọc trời The Cloud Craft có thiết kế đặc biệt, làm mưa nhân tạo cho những vùng đất khô cằn trên thế giới. |
|
Được thiết kế bởi Prapatsorn Sukkaset và Nathakit Sae-Tan, cao ốc Trở về với thiên nhiên ở Thái Lan giúp các cư dân có được cuộc sống gần gũi với tự nhiên. |
Công ty chế tạo vật liệu Arconic đã đưa ra ý tưởng thiết kế một tòa nhà chọc trời cao khoảng 4.827km với bề mặt có thể hấp thụ bụi bẩn, đặc biệt ban công tự co lại khi cần. Lãnh đạo doanh nghiệp, bà Sherri McCleary cho biết, EcoClean là dự án thú vị nhất của công ty hiện nay. Đây là lớp phủ đặc biệt giúp các cao ốc tự làm sạch, thanh lọc không khí xung quanh. Cơ chế hoạt động của EcoClean dựa trên hơi nước và ánh sáng trộn với hóa chất trên lớp phủ, từ đó tạo ra các nguyên tử có nguồn gốc tự do giúp phá vỡ các chất ô nhiễm trong không khí, đẩy bụi bẩn khỏi tòa nhà.
|
Tòa tháp Neza York Towers là hệ thống chống ngập lụt dành cho các thành phố. Công trình có khả năng hấp thụ lượng nước mưa tụ trong các hồ nước và dùng để trồng cây. |
|
Tòa nhà chọc trời mang tên Sustainable Skyscraper Enclosure có kiến trúc độc đáo, tựa bo mạch 3D khổng lồ. |
|
Dự án bệnh viện không gian Trans-Pital có khả năng thay đổi, thích ứng theo nhu cầu của người bệnh. |
Tòa nhà chọc trời The Hive ở Mỹ do Hadeel Ayed Mohammad, Chengda Zhu và Yifeng Zhao thiết kế. Đây là trạm kiểm soát thẳng đứng dành cho loại máy bay không người lái. Công trình được tạo ra với mục đích quản lý việc vận chuyển hàng hóa cho người dân thành phố New York.
Trung tâm dữ liệu Data Skyscrapper tựa như một bo mạch 3D khổng lồ. Các dữ liệu lớn của các công ty trên thế giới được lưu giữ và xử lý tại đây. Đặc biệt, nhà đầu tư sẽ không tốn chi phí cho việc làm mát truyền thống bởi thời tiết ở Iceland sẽ giúp công trình tự làm mát.