Những phong cách thiết kế phòng khách nhà ống tiết kiệm diện tích
Thông thường, các căn nhà ống hiện nay có chiều dài dao động từ 4 - 5m, vì vậy để có thể thiết kế phòng khách đẹp cho nhà ống, khách hàng nên lựa chọn các trang thiết bị nội thất nhỏ gọn, được tinh giản hóa, từ đó có thể tạo nên các khoảng không gian trống trong căn phòng.
Đồng thời, đối với những căn nhà ống có diện tích nhỏ, hẹp, nên chọn màu sơn nhẹ (trắng, nâu nhạt, be, xám nhạt...) để tăng “ấn tượng thị giác”, tạo cảm giác phòng khách rộng rãi hơn.
|
Khi sơn nhà, lưu ý nên sơn trần nhà màu trắng hoặc các màu sáng sao cho nhìn trần nhà sáng hơn tường, tạo cảm giác cao và rộng hơn cho phòng khách |
|
Phòng khách nhà ống trong bức hình này tạo được ấn tượng gần như ngay lập tức với 2 tông màu trắng - đen cơ bản đầy tinh tế. Không cần bất cứ vật dụng nào, căn phòng nhanh chóng thể hiện được đẳng cấp của chủ nhân căn hộ một cách rõ rệt nhất. |
Các trang thiết bị, vật liệu trong nội thất cũng nên được tối giản hóa đến mức tối đa để có thể tiết kiệm được không gian. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là chúng ta trang trí phòng khách một cách sơ sài, mà cần phải linh hoạt trong việc bố trí các trang thiết bị nội thất sao cho vừa tiết kiệm được không gian, vừa thể hiện được sự tinh tế, đẳng cấp của chủ nhân căn hộ.
|
Không có quá nhiều các trang thiết bị nội thất, song căn phòng này vẫn toát lên vẻ sang trọng, hiện đại, tạo ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bí quyết của việc thiết kế phòng khách nhà ống hiện đại trên chính là cách chọn màu sắc chủ đạo và sự phối hợp xen kẽ tạo điểm nhấn mà không hề khiến người nhìn cảm thấy nhức mắt. |
Ngoài việc giảm bớt các vật dụng dư thừa không cần thiết, một trong những cách thiết kế phòng khách đẹp cho nhà ống chính là dựa vào các trang thiết bị, nội thất bên trong. Các vật dụng kiến trúc độc đáo sẽ tạo được điểm nhấn trong căn phòng một cách tự nhiên nhất.
|
Căn phòng sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng lạ mắt, độc đáo, tạo điểm nhấn cho toàn bộ căn phòng |
|
Hoặc bạn có thể sử dụng hệ thống đèn áp trần như trong bức hình này, vừa tạo được khoảng không rộng lớn cho căn phòng, vừa tiết kiệm lượng lớn điện năng (so với việc sử dụng đèn trần). |
|
Tuy nhiên, cũng không thể nào phủ nhận sự sang trọng, quý phái của đèn chùm được. Vì vậy, tùy thuộc vào sở thích, phong cách của mỗi người mà lựa chọn phong cách thiết kế đèn cho phòng khách nhà ống một cách phù hợp nhất |
Một số lưu ý khác trong việc thiết kế phòng khách nhà ống bạn nên biết
Vì đa phần các căn nhà ống có diện tích khá nhỏ, nên phòng khách gần như sẽ được nối liền với phòng bếp và phòng ngủ. Xét theo phong thủy, việc các phòng đặt quá gần nhau như vậy sẽ khiến cho luồng khí trong căn nhà dễ dàng bị xao động, gây ảnh hưởng xấu tới gia chủ cũng như các thành viên khác trong gia đình.
Để có thể hóa giải, khu vực giao nhau giữa phòng khách và các phòng khác trong căn nhà nên có một bức bình phong chia cách khu vực các phòng, vừa đảm bảo sự riêng tư cần thiết, vừa giúp cho luồng khí trong căn hộ lưu thông dễ dàng hơn.
Ngoài ra còn một số lưu ý khác như: Đặt gương trong phòng khách để tạo cảm giác tăng diện tích, kết hợp sử dụng các khoảng không gian góc, nhỏ hẹp từ đó khai thác được tối đa không gian, từ đó thiết kế phòng khách nhà ống vừa hiện đại vừa tiện lợi.
Mời bạn tham khảo thêm những bài viết thiết kế nhà ống đẹp dưới đây:
>> 4 cách thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ống, nhà phố vừa an toàn, vừa đẹp
>> Tư vấn thiết kế nhà ống có khoảng thông tầng thoáng mát
>> Thiết kế nhà ống 3 tầng hiện đại với chi phí 1 tỷ đồng