SearchNews

Cần cơ chế tháo gỡ nút thắt trong xây dựng nhà ở xã hội

10/02/2014 10:18

Đến tháng 11/2016, cả nước mới hoàn thành việc đầu tư xây dựng 179 dự án nhà ở xã hội tại khu vực đô thị và khu công nghiệp với khoảng 3,7 triệu m2 nhà được đưa vào sử dụng, tương đương 71.150 căn hộ. So với chỉ tiêu số lượng nhà ở xã hội tại đô thị và khu công nghiệp đến năm 2020 được đề ra tại Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia là khoảng 250.000 căn hộ thì đến thời điểm hiện tại, cả nước mới giải quyết được khoảng 28%.

Đó là con số được đưa ra tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Các phân tích tại hội nghị đã chỉ ra rằng, việc triển khai xây dựng nhà ở xã hội đã bước đầu có kết quả song chưa đạt được kế hoạch đặt ra. Các nguyên nhân được đưa ra là sự phối hợp chưa chặt chẽ giữa các bộ, ngành. Mặt khác, khi đã có chính sách thì chưa được hướng dẫn triển khai kịp thời. Hơn nữa, việc cân đối nguồn vốn ngân sách cho phát triển nhà ở xã hội gặp nhiều khó khăn, vốn không được bố trí đủ theo tiến độ.
tháo gỡ khó khăn trong phát triển nhà ở xã hội
Cần cơ chế để tháo gỡ các nút thắt trong phát triển nhà ở xã hội
 
Thực tế, nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức đến phát triển nhà ở xã hội. Việc quy hoạch đô thị, khu công nghiệp chưa xác định rõ quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội, chưa thực hiện nghiêm quy định dành 20% quỹ đất trong các dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội. Điều này dẫn đến thiếu quỹ đất sạch để triển khai các dự án nhà ở xã hội. 
Mặt khác, cơ cấu sản phẩm nhà ở xã hội hiện còn mất cân đối. Phân khúc nhà cho thuê tuy có ưu đãi hơn so với các phân khúc khác nhưng còn chậm do xây dựng nhà ở cho thuê cần nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi dài, trong khi nguồn vốn hiện chủ yếu là vay ngân hàng thương mại ngắn hạn. Tâm lý người dân cũng vẫn muốn sở hữu nhà hơn là đi thuê.
Theo các nhà hoạch định chính sách, Chính phủ cần ban hành quyết định về lãi suất cho vay ưu đãi đối với nhà ở xã hội.
Bộ Xây dựng cần phối hợp các bộ, ngành liên quan như Hội Kiến trúc sư, Bộ Tài nguyên & Môi trường, các tỉnh, TP trong phê duyệt quy hoạch phát triển nhà ở xã hội, nhà ở bình dân để hình thành các khu đô thị vệ tinh dành cho người có thu nhập thấp, đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội.
Người thu nhập thấp theo đó cũng cần được tạo điều kiện để tiếp cận các dự án, nắm thông tin. Thực tế, những đối tượng này ít có cơ hội để tìm hiểu, nắm bắt.
Doanh nghiệp cần hình thành cơ quan quản lý phát triển nhà cấp quốc gia, thiết lập các kênh tài chính, tiết kiệm nhà ở theo thông lệ và kinh nghiệm quốc tế, công bố giá bán cam kết đối với nhà ở xã hội.
Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần khấu trừ chi phí bảo toàn vốn và phát sinh trong quá trình đền bù để có quỹ đất sạch vào khoảng 50 đến 60% đơn giá nhà đất tại thời điểm phê duyệt dự án.

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu