Một trong những giải pháp thoát nước mưa chống ngập đang được Hà Nội xem xét lại chính là xây dựng kế hoạch tích trữ nước mưa. Đây là một trong những nội dung của Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo số liệu thống kê, hiện nay tổng lượng mưa cả năm tại Hà Nội trung bình là 1.676mm, cao hơn trung bình của các thập kỷ trước. Trong khi đó, hệ thống thoát nước tại các đô thị của Hà Nội là hệ thống thoát nước chung (bao gồm thoát nước chung cho cả nước thải và nước mưa). Đến nay, hệ thống thoát nước chung này mới chỉ được xây dựng tại các khu vực đã đô thị hóa như nội thành Hà Nội cũ, Hà Đông, Sơn Tây, Đông Anh.
Các khu vực đang và sẽ đô thị hóa hiện chưa được tiêu thoát nước chủ động, tiêu bằng tự thấm hoặc chảy tràn mặt và phụ thuộc vào tiêu nông nghiệp.
Trong khi đó, Hà Nội còn rất nhiều hồ chưa được cải tạo phục vụ yêu cầu điều hòa nước mưa, cảnh quan môi trường và thậm chí không có hạ tầng xung quanh hồ. Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, trong các năm gần đây, Hà Nội đã phải chịu những trận mưa lớn, kéo dài, lượng mưa vượt quá tần suất thiết kế hệ thống thoát nước đô thị cũng như hệ thống tiêu thủy lợi nội đồng.
Tại các quận nội thành Hà Nội, hiện nay còn tồn tại 25 điểm ngập với trận mưa 50-100mm, với các trận mưa dưới 50mm, một số điểm trũng hoặc hoặc mạng lưới cống thoát nước chưa được cải tạo vẫn còn bị úng. Tại các đô thị khác của thành phố, còn tồn tại nhiều điểm ngập úng nhiều điểm ngập úng còn tồn tại.
Nguyên nhân chính là do quá trình đô thị hóa, hạ tầng thoát nước chưa được đầu tư một cách đồng bộ; khả năng tiêu thoát của mạng lưới cống đô thị chỉ đáp ứng cho trận mưa chu kỳ nhỏ 2-5 năm hoặc hệ thống công trình tiêu thủy lực ở hạ lưu (kênh tiêu, trạm bơm thủy lợi) không đủ công suất tiêu; nhiều nơi đã xây dựng có cốt san nền thấp hơn so với quy hoạch.
Thoát nước bằng cách… tích nước
Để chống ngập cho Hà Nội, lâu nay, các công trình thoát nước đang được chú trọng đầu tư. Theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ được trình lên HĐND Thành phố tới đây, Hà Nội sẽ xây dựng hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh gồm mạng lưới thoát nước tự chảy về trục tiêu cấp I đến hồ điều hòa và ra sông ngoài hoặc bơm cưỡng bức. Mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước mưa đạt 90%, tiến đến 100%.
Cùng với đó là việc phân chia phù hợp với quy hoạch thủy lợi bao gồm 3 vùng tiêu chính là Tả Đáy, Hữu Đáy và vùng Bắc Hà Nội. Ngoài ra, trong hệ thống thoát nước sẽ xây dựng hồ điều hòa, tỷ lệ diện tích hồ chiếm khoảng 5-7% diện tích lưu vực, được sử dụng cho cả mục đích du lịch, giải trí,…
Tuy nhiên, một quan điểm mới về chống ngập mà Quy hoạch lần này đề xuất áp dụng, đó là giải pháp thoát nước mưa bền vững trong cải tạo và xây dựng hệ thống thoát nước mưa đô thị. Nếu được phát triển đầy đủ, giải pháp này sẽ giúp giảm ngập úng đô thị 15-20% so với giải pháp thoát nước thông thường hiện nay.
Theo đó, trong các khu vực đã đô thị hóa, khu vực thành phố cũ, khuyến khích các hộ dân có công trình trữ nước mưa. Các công trình cải tạo xây dựng thay thế trong khu vực đô thị hiện có cũng phải có công trình trữ nước mưa tương ứng với điều kiện tiêu thoát nước trước khi cải tạo như bể chứa ngầm, vườn cây xanh, thay thế vỉa hè bằng các vật liệu xốp hoặc có khe thấm xuống đất…
Tại các khu đô thị mới phát triển, các nhà đầu tư phải bắt buô%3ḅc xây dựng các công trình trữ hoặc thấm mô%3ḅt phần nước mưa xuống đất phù hợp với kỹ thuâ%3ḅt thoát nước bền vững, như các bãi thấm trồng cây, nền lát vâ%3ḅt liê%3ḅu thấm, hồ điều hòa nước mưa kết hợp tạo cảnh quan hoặc các hồ khô.
Bên cạnh các giải pháp xây dựng trên, Quy hoạch cũng đưa ra các giải pháp không xây dựng khác để hoàn thiện quản lý chống ngập úng cho thành phố như: các công trình sẽ trữ nước mưa ban đầu trên bề mặt nhưng sẽ xả đi sau khi mưa, trừ khi trong giai đoạn mưa lớn. Các công trình chứa ngoài các hồ điều hoà sẽ gồm hồ khô, hành lang xanh hai bên các trục xanh sinh thái của thành phố.
Các công trình thấm trong khuôn viên tư nhân, đường phố bao gồm các giếng tiêu nước, hố thấm, rãnh thấm nước áp dụng trong hệ thống thoát nước mưa riêng.
Đối với các hộ gia đình, bản Quy hoạch đề xuất sử dụng hệ thống chứa trong khuôn viên nhà, đồng thời có thể tiết kiệm nước bằng cách dùng nước mưa cho các hoạt động như vệ sinh, tưới cây, rửa xe… hoặc các công trình thấm trực tiếp như hố thấm, sân cỏ,…
2015: Đáp ứng các vấn đề bức xúc về ngập úng
Theo mục tiêu của Quy hoạch, giai đoạn 2011-2015 sẽ đáp ứng được các vấn đề bức xúc của thành phố về giảm thiểu ngâ%3ḅp úng và ô nhiễm nguồn nước mặt bao gồm giải quyết cơ bản chống ngâ%3ḅp úng cho khu vực đô thị trung tâm phía Nam sông hồng đến sông Tô Lịch (quâ%3ḅn Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai) với trâ%3ḅn mưa có chu kỳ tính toán 10 năm với lượng mưa 310mm/ 2ngày, khắc phục khoảng 60 điểm ngâ%3ḅp úng cục bô%3ḅ hiê%3ḅn nay trong đô thị trung tâm,...
Đồng thời, giai đoạn này cũng phải từng bước giải quyết ngâ%3ḅp úng cục bô%3ḅ cho các khu tâ%3ḅp trung dân cư của các đô thị vê%3ḅ tinh. Cơ bản cải tạo các hồ hiê%3ḅn trạng có chức năng điều hòa nước mưa trong khu vực đô thị trung tâm. Xử lý nước thải lưu vực sông Tô Lịch cho khu vực quâ%3ḅn Hoàn Kiếm, Hai bà Trưng, mô%3ḅt phần Hoàng Mai, Đống Đa, Ba Đình bằng các trạm xử lý Yên Sở, Bảy Mẫu, Kim Liên, Trúc Bạch; tổng công suất 220.000m3/ngày đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi xả ra sông hồng.
Giai đoạn 2016-2020: xây dựng đồng bô%3ḅ hê%3ḅ thống thoát nước mưa đô thị trung tâm, đặc biê%3ḅt khu vực phía Nam sông Hồng đến sông Nhuê%3ḅ, đáp ứng tiêu thoát nước cho trâ%3ḅn mưa có chu kỳ tính toán 10 năm với lượng mưa 310mm/ 2ngày, hoàn thiê%3ḅn từng bước hê%3ḅ thống thoát nước mưa khu vực còn lại của đô thị trung tâm và tại các đô thị vê%3ḅ tinh, chú trọng thực hiê%3ḅn các công trình đầu mối và khắc phục các điểm ngâ%3ḅp úng cục bô%3ḅ; tiếp tục chương trình cải tạo các hồ hiê%3ḅn có trong các đô thị vê%3ḅ tinh và sinh thái...
(Theo VnMedia)