SearchNews

Thí điểm hạn chế phương tiện cá nhân ở phố cổ: lợi đôi đường

08/10/2011 21:28

“Nếu cấm xe cá nhân ở phố cố 1 công sẽ được 2 việc" Ts Tôn Thiện Chiến, Viện Viện Công nghệ Thông tin, Viện KH&CNQS, Bộ Quốc Phòng đề xuất

 Xem thêm các bài viết cùng chủ đề trên Dothi.net

Ts Tôn Thiện Chiến, Viện Viện Công nghệ Thông tin, Viện KH&CNQS, Bộ Quốc Phòng cho rằng: “Nếu cấm xe cá nhân ở phố cố 1 công sẽ được 2 việc. Thứ nhất là cho bản thân các khu đó, thứ 2 là áp dụng mô hình đó để nhân rông ra nhiều nơi có điều kiện gần giống. Nếu thành công có nghĩa là đã giảm được tổng lưu lượng lưu thông trên các tuyến đường của thành phố”.

Khu vực phố cổ luôn rất đông các loại phương tiện cá nhân

Theo Ts Chiến, thực ra phố cổ là nơi bắt đầu 1 ý tưởng lớn xây dựng mô hình giao thông cục bộ để tách giao thông cục bộ (chiếm một tỷ lệ lớn) khỏi giao thông huyết mạch - là 1 cách cụ thể để giảm tự nhiên xe cá nhân lưu thông trên các tuyến huyết mạch.

Vị Ts của Bộ Quốc phòng cho rằng, nếu như các khu phố cổ không có quá nhiều xe thì người đi bộ đông đúc thuận tiện cho việc buôn bán, diện tích mặt đường và hè phố tận dụng được hết không bỏ phí 1 cm nào. Các khu này lại nhiều khách nước ngoài, họ muốn tự đi thăm thú mua bán mà xe cộ đông đúc quá thì rất ngại.

Ở các nước, các phu phố sầm uất thường chỉ có người đi bộ trong đó chỉ có một số tuyến tàu điện ngầm. Vì vậy nếu các phu phố cổ của mình nếu tổ chức như vậy thì không cần phải di dân ra ngoài, đây cũng là bài toán đau đầu của nhà nghiên cứu bảo tồn các khu phố cổ. Do đó nếu triển khai dự án này thì người dân sẽ`ủng hộ cả hai tay.

Vấn đề của chúng ta có cái khó là di chuyển từ các nơi đến khu phố cổ và ngược lại như thế nào. Các nước người ta có tàu điện ngầm và giao thông tuyến dài rất tốt cho nên đây là vấn đề chúng ta phải giải đáp.

Ts Tôn Thiện Chiến, Viện Viện Công nghệ Thông tin, Viện KH&CNQS, Bộ Quốc Phòng

Ts Chiến cho rằng, không riêng gì phố cổ, các khu có hệ thống đường kiểu bàn cờ đều có thể áp dụng mô hình này. Đương nhiên là các tuyến xe chạy cắt ngang các khu này phải nắn lại. Và như vậy hệ thống giao thông tầm trung, tầm dài qua các khu vực đông dân bị tập trung vào các tuyến chính mang tính xương sống chứ không nhằng nhịt dích dắc như bây giờ. Và đương nhiên các con đường đó không có chỗ cho xe máy. Nếu như trong 1 đêm ta hiện đại hóa được hệ thống xương sống này thì ra lệnh cấm bỏ xe máy được ngay.

Theo Ts Chiến, hạn chế phương tiện cá nhân để giảm ùn tắc nên bắt đầu bằng các khu phố cổ là vì: Các khu này dễ làm, lợi ích trực tiếp rõ ràng, tính khả thi cao (hầu như không có rủi ro). Các mục tiêu quy hoạch lại giao thông các khu phố cổ như đã nêu phù hợp 100% với mục tiêu chung là “Giảm ùn tắc giao thông”, không làm tăng thêm nguy cơ ùn tắc và cũng phù hợp chủ trương “hạn chế phương tiện giao thông cá nhân”.

Hiện nay chủ trương giải quyết ùn tắc giao thông đang được thực hiện kết hợp nhiều giải pháp, nhưng chưa có giải pháp nào chứng tỏ có hiệu quả nhanh, thậm chí có hiệu ứng ngược. Chủ trương cấm xe máy trên một số tuyến cũng chưa có gì chứng tỏ là đúng và cũng chưa có phương án rõ ràng. Vậy thì thêm một giải pháp có triển vọng mà không ảnh hưởng gì các giải pháp khác là một việc nên làm.

"Kết quả thực hiện cho khu phố cổ sẽ góp phần làm sáng tỏ phương pháp đã đề xuất để nhân rộng nhiều nơi. Nhiều phương pháp đồng bộ khác vẫn được thực hiện mà không có gì phủ định lẫn nhau cả, giải pháp này không phải đưa ra để phủ định 1 phương pháp nào đó", Ts Chiến khẳng định.

Trước đó, sau những tranh luận về việc nên cấm ô tô hay xe máy để giảm ùn tắc giao thông ở Hà Nội, Ts Chiến đã gửi đến Bộ Giao thông vận tải một đề xuất khá thú vị để giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn của Việt Nam.

Trong đề xuất gửi lên Bộ Giao thông, sau khi chỉ ra 4 nguyên nhân gây ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TPHCM, Ts Chiến cho rằng, trước mắt phải bắt đầu hạn chế ngay tốc độ tăng lên của các phương tiện giao thông cá nhân bằng cách biệt lập các dòng lưu thông cục bộ (khoảng 3 km) khỏi các dòng lưu thông tầm ngắn (5 km), tầm trung (khoảng 7 km) và tầm dài (khoảng 8 km và lớn hơn).

Ts Chiến cho rằng, có thể biệt lập các dòng lưu thông cục bộ bằng cách lập một vùng cục bộ ước đoán có đường kính khoảng 3 km có mật độ dân cư cao, mạng lưới giao thông kiểu bàn cờ. Vùng cục bộ điển hình là các khu phố cổ và cận cổ, tập trung tại các quận nội thành.

Thực chất của giải pháp này là cấm ô tô, xe máy ở các tuyến đường phố cổ, đưa các phương tiện này ra các điểm đỗ công cộng. Người dân phố cổ sẽ đi lại bằng: đi bộ, xe đạp và xe điện… để thí điểm “bài toán” hạn chế phương tiện cá nhân trên địa bàn thành phố, tiến tới giảm ùn tắc giao thông.

(Theo Vnmedia)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu