SearchNews

Trục Hồ Tây - Ba Vì: Giao thông gắn với môi trường và sinh thái

06/08/2011 08:28

Trục Hồ Tây - Ba Vì không những có tính chất là đường giao thông vận tải đơn thuần mà nó còn là cái trục giao thông gắn với môi trường và sinh thái.
> Trục Hồ Tây - Ba Vì sẽ đi theo địa hình

Trục Hồ Tây - Ba Vì không những có tính chất là đường giao thông vận tải đơn thuần mà nó còn là cái trục giao thông gắn với môi trường và sinh thái.
> Trục Hồ Tây - Ba Vì sẽ đi theo địa hình

Trả lời báo chí bên lề buổi lễ Công bố quy hoạch chung Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng cho rằng, trục Hồ Tây - Ba Vì vừa phát triển kinh tế - xã hội ở vùng phía tây, vừa giải quyết vấn đề giao thông cho Hà Nội.

Ông Dũng cho biết, để đi đến quyết định có trục này không chỉ một mình Chính phủ quyết mà đã qua nhiều cuộc họp, nhiều tính toán, kết luận thấy trục Hồ Tây - Ba Vì là cần thiết.

Đây sẽ là một cái trục mới, định hướng phát triển không gian của đô thị, kết nối khu vực đô thị cũ với một đô thị mới. Trong đó nó thể hiện một đô thị, một trục giao thông gắn với môi trường, sinh thái.

- Yếu tố xanh trong giao thông được nhấn mạnh trong quy hoạch lần này, ông có thể cho biết rõ hơn?

Phát triển giao thông bền vững, giao thông với môi trường, giao thông xanh - đó là những khái niệm được đề cập rất nhiều và đặc biệt được nhấn mạnh trong lần quy hoạch này.

Đơn cử, trục Hà Nội - Ba Vì không những có tính chất là đường giao thông vận tải đơn thuần mà nó còn là cái trục giao thông gắn với môi trường và sinh thái.

- Thưa Bộ trưởng, với quy hoạch này thì hình dung về giao thông ở Thủ đô nói riêng trong vài năm tới sẽ như thế nào?

Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng: Thứ nhất, với quy hoạch này chúng ta hình dung sẽ có một vành đai khép kín với vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3 và 4 - kết nối hệ thống đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh của cả Hà Nội vào với nhau, cũng như cả liên kết vùng.

Thứ hai là chúng ta có một cái trục hướng tâm dựa trên các quốc lộ hiện có, được mở rộng, nâng cấp. Và thứ ba, chúng ta có một hệ thống đường cao tốc kết nối giữa thủ đô Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội đi các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa. Đó sẽ là những trục cao tốc kết nối trung tâm thủ đô với các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.

Ngoài ra chúng ta còn hình dung bức tranh giao thông đô thị bao gồm cả các loại hình giao thông như: đường sắt vành đai, tàu điện ngầm, đường trên cao và một hệ thống cầu. Trong đó phải kể đến những chiếc cầu như đang được khởi công xây dựng mà cũng nằm trong quy hoạch này như cầu Nhật Tân - hai năm nữa sẽ xong.

Tuần tới, chúng ta sẽ khởi công đường cao tốc nối cầu Nhật Tân với sân bay Nội Bài. Sân bay cũng sẽ được quy hoạch theo hướng các nhà ga mới với quy mô 50 triệu hành khách. Như vậy chúng ta hình dung cầu Nhật Tân sẽ kết nối giữa trung tâm thủ đô với đường cao tốc và với sân bay Nội Bài.

Có thể nói, với bản quy hoạch này, chúng ta đã hình dung được hệ thống giao thông tại Hà Nội trong 10 năm tới sẽ có tính chất đồng bộ, có tính liên kết và rất hiện đại.

Duy Khánh (ghi)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu