> Chùm ảnh: Học sinh vội vàng đến trường trong ngày đầu đổi giờ
> Hà Nội xin lùi và xin đổi phương án thực hiện giờ làm mới
> Đổi giờ làm công chức: Bộ GTVT ủng hộ phương án của Hà Nội
> Hà Nội trình thêm phương án thay đổi giờ học, giờ làm
> Chi tiết dự kiến lịch giờ học, giờ làm mới tại Hà Nội
Trong ngày đầu thực hiện, việc thay đổi giờ học, giờ làm việc đã gây không ít xáo trộn cho người dân Hà Thành.
Người dân tất bật tìm phương án đối phó
Sáng 1/2, Hà Nội chính thức thực hiện thí điểm phương án đổi giờ học, giờ làm trên địa bàn 12 quận, huyện. Tuy nhiên, thay đổi nhiều nhất là giờ học của các trường thuộc khối THPT và các trường Đại học. Theo quy định mới, hàng trăm trường THPT và Đại học trên địa bàn TP phải bắt đầu giờ học sáng trước 7h và kết thúc giờ học chiều sau 19h.
Mặc dù việc thay đổi giờ đã được thông báo từ trước, tuy nhiên nhiều gia đình vẫn hết sức lúng túng vì chưa tìm được cách phân bổ thời gian vừa phù hợp vừa đảm bảo đúng quy định cho mỗi thành viên cho gia đình. Chị Lê Thị Chiến (trú tại 92B Cầu Giấy) chia sẻ: Chị có 2 con: một cháu học trường THCS Cầu Giấy, 1 cháu học trường THPT Cầu Giấy; bản thân vợ chồng chị là giáo viên cấp 3 trường THPT Lương Thế Vinh. Hàng ngày, chị vẫn dạy sớm chuẩn bị bữa sáng cho cả gia đình, sau đó đưa cháu nhỏ đi học, còn cháu lớn thì tự đến trường. Nhưng nay, giờ
Theo Sở GD&ĐT TP Hà Nội, có khoảng 900 trường học với hơn 500.000 học sinh, sinh viên phải điều chỉnh giờ học. Trước tết Nhâm Thìn, Sở đã có công văn yêu cầu các trường học nhanh chóng có phương án cụ thể (như điều chỉnh thời khóa biểu, trang bị thêm cơ sở vật chất, tuyên truyền tới học sinh và phụ huynh…) để thực hiện đúng chủ trương của TP. Đến thời điểm này công tác chuẩn bị cho phương án điều chỉnh giờ học đã hoàn tất.
“Chắc chắn thời gian đầu việc điều chỉnh sẽ gây khó khăn cho sinh hoạt của học sinh và gia đình, đặc biệt là nhóm học sinh THPT. Sở đã yêu cầu các trường học phải có báo cáo đánh giá kết quả thực hiện sau hai tuần điều chỉnh giờ. Nếu việc điều chỉnh gây quá nhiều trở ngại, Sở sẽ kiến nghị để UBND TP xem xét lại” - ông Nguyễn Hiệp Thống, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT TP Hà Nội, cho biết.
dạy thay đổi, chị lại làm công tác chủ nhiệm phải đến trước 6h30. Vì vậy, không kịp chuẩn bị bữa sáng và đưa con nhỏ đến trường. Trong ngày đầu tiên thực hiện, chị phải thuê xe ôm đưa con nhỏ đi học, còn việc ăn sáng các cháu tự lo. Chị cảm thấy rất lo lắng việc đổi giờ sẽ không đảm bảo sức khỏe cho công việc dạy và học của gia đình mình.
Tuy không làm giáo viên như vợ chồng chị Chiến, nhưng cuộc sống gia đình chị Phạm Phương (trú tại Giáp Bát, Hoàng Mai) cũng rơi vào mớ “bòng bong” trong ngày đầu đổi giờ làm. Chị là nhân viên hành chính của Tạp chí Du lịch. Bình thường, chị có thể đưa con đi học tại trường tiểu học Hoàng Liệt rồi vẫn kịp thời gian đi làm đúng giờ. Nhưng từ hôm nay, chị và con đều phải có mặt tại nơi học, nơi làm đúng 8h. Chị không biết sắp xếp sao cho phù hợp. Nếu vậy, mẹ con chị phải bắt đầu đi từ 6h45 may ra mới kịp thời gian chị quay lại chỗ làm. Con chị đang học lớp 1, đưa cháu đến trường sớm, trong khi chờ đợi 8h mới vào lớp chị không yên tâm khi cháu lang thang ngoài cổng trường.
Nguyên việc sắp xếp, đưa con đi học đúng giờ đã rất khó khăn đối với nhiều gia đình tại Hà Nội. Chưa kể đến việc phải đảm bảo sức khỏe cho các cháu và sắp xếp cuộc sống sinh hoạt riêng. Nhiều người có những lo lắng đời thường mà rất đáng để suy nghĩ như: Phải đưa con đi học quá sớm rồi tất bật đi làm, lo đón con đến khuya, lấy đâu thời gian đi chợ, lo cơm nước chu đáo. Hay những lo âu quanh việc ai sẽ đưa con, đón con đi học; sắp xếp lại các lớp học thêm tối như thế nào cũng khiến nhiều người “đau đầu”.
Giáo viên, học sinh mệt nhoài với giờ giấc mới
Sau ngày đầu tiên thực hiện đổi giờ học, giờ làm, nhiều giáo viên học sinh, sinh viên không khỏi “thở dài” ngán ngẩm. Tâm sự với PV Dothi.net, cô Trần Thu Hương (giáo viên trường THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trưng) cho biết: Cô cảm thấy mệt mỏi và rất thương học trò. Nhiều em nhà ở xa phải đi học từ tờ mờ sáng mà vẫn muộn giờ, vì 6h50 đã phải có mặt ở lớp. Hôm nay, nhiều học sinh lớp cô đi học muộn mất mấy phút, tất tả chạy vào lớp tay cầm cái bánh mỳ, gói xôi cô không khỏi xúc động.
Cô Thanh Mai (giáo viên trường THPT Phạm Hồng Thái) cũng chia sẻ: Cô không nỡ trách phạt học sinh trong hôm nay khi các em vừa ghi chép bài vừa dấm dúi gói quà sáng dưới ngăn bàn. Cả giáo viên và học sinh đều bị khung giờ học mới chi phối. Các em khó lòng có thể tập trung vào giờ học khi phải dạy sớm đến trường. Trong khi đó, nhiều giáo viên vào dạy buổi sáng thì lo lắng khi con nhỏ đang lang thang trước cổng trường. Còn giáo viên dạy buổi chiều lại không khỏi sót ruột vì sau 19h mới tan ca thì ai đón con, ai nấu nướng, lo liệu các việc trong gia đình.
Trong khi nhiều trường THPT bị xáo trộn trong ngày đầu thực hiện thay đổi giờ thì tại nhiều trường Đại học, giảng viên và sinh viên vẫn “ung dung” với giờ cũ. Phần lớn các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội đều đang dạy theo hình thức tín chỉ, nên việc giờ học bắt đầu từ trước 7h và kết thúc sau 19h đã được thực hiện từ các kỳ học trước. Do vậy, việc thay đổi giờ không ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của sinh viên. Hoàng Nam (Sinh viên năm thứ 2 đại học Luật) tâm sự: Bạn đã học theo hình thức tín chỉ từ năm thứ nhất, nên việc đăng ký nhiều môn học bắt đầu từ trước 7h sáng và kết thúc sau 19h đã khá quen thuộc với bạn. Còn Hạnh Ngân (Sinh viên năm 3 trường Đại học KHXH&NV Hà Nội) lại cho biết: Mặc dù biết thông tin đổi giờ làm từ trước đó trên các báo mạng, nhưng nhà trường không có thông báo gì về việc này. Cho nên giờ học vẫn theo lịch cho từng lớp trước đó.
Qua tìm hiểu của PV, nhiều trường Đại học như: đại học Mỏ - Địa chất, đại học Giao thông vận tải, đại học Y, đại học Quốc gia Hà Nội…vẫn theo khung giờ đã quy định từ trước cho hình thức đào tạo theo tín chỉ.
Như vậy, trong ngày đầu thực hiện, việc điều chỉnh giờ học, giờ làm ít nhiều đã gây không ít xáo trộn cho cuộc sống của người dân Hà Thành. Đặc biệt là đối với học sinh, giáo viên khối THPT. Vì vậy, sau thời gian thí điểm, nên chăng cần điều chỉnh lại giờ học giờ làm một cách hợp lý hơn để phụ huynh và học sinh yên tâm công tác và học tập tốt.
Từ ngày 1/2, Hà Nội điều chỉnh giờ học, giờ làm theo ba nhóm:
- Nhóm 1 gồm sinh viên, học viên các trường ĐH, CĐ, trung học - dạy nghề và học sinh THPT, vào học từ trước 7 giờ và kết thúc sau 19 giờ.
- Nhóm 2 gồm học sinh các trường mầm non, THCS vào học từ 8 giờ, chiều kết thúc vào 17 giờ; cán bộ, viên chức bắt đầu làm việc từ 8 giờ và kết thúc vào 17 giờ.
- Nhóm 3 gồm nhân viên các trung tâm thương mại, dịch vụ (trừ ngân hàng, tài chính) sáng bắt đầu làm việc từ 9 giờ và kết thúc vào 19 giờ.
Theo đó, khung giờ cao điểm xe buýt cũng được điều chỉnh: buổi sáng từ 6 giờ đến 9 giờ, chiều từ 16 giờ 30 đến 19 giờ 30. Tần suất chạy giờ cao điểm cũng được tăng lên 7 phút/lượt.
|
Nguyễn Hoàng