SearchNews

Nhiều tiềm năng phát triển BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam trong năm 2017

08/02/2014 09:19

Vài năm gần đây, nhiều doanh nghiệp BĐS đã có cuộc chạy đua mạnh mẽ trong việc cung cấp các sản phẩm du lịch. Con số 10 triệu du khách nước ngoài đến Việt Nam trong năm qua có phần góp sức không nhỏ của các DN BĐS nói trên.

Báo cáo mới đây của Forbes cho thấy, nhiều chuyên gia cho rằng, nhu cầu về nhà ở và không gian nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang ở thời kỳ “vàng”. Hơn nữa, Tp.HCM còn được lựa chọn là TP đáng để đầu tư thứ 2 tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Có đến 71,4% các nhà đầu tư được hỏi đã trả lời rằng, nếu có cơ hội, họ sẽ mua một căn hộ tại Việt Nam.

Cùng với đó, BĐS nghỉ dưỡng cũng được đánh giá sẽ có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, nhất là khi ngành du lịch Việt Nam đang có những bước tăng trưởng nhanh chóng. Du lịch đã đóng góp tới 13,9% GDP, cao hơn so với mức 8,2% của Mỹ. Ngành công nghiệp du lịch ước tính tạo ra khoảng 2,25 triệu công ăn, việc làm cho người dân, tương đương với 4% lực lượng lao động của cả nước.

thị trường BĐS nghỉ dưỡng 2017
BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội phát triển trong năm 2017

Năm 2016 được coi là một năm khá sôi động và tích cực của thị trường BĐS nghỉ dưỡng. Theo các báo cáo của một số công ty nghiên cứu thị trường, năm 2016,  chỉ riêng các dự án từ Đà Nẵng và Phú Quốc đã có khoảng 3.000 căn biệt thự nghỉ dưỡng, khoảng 15.000 căn condotel được đưa ra thị trường. Lượng tiêu thụ phân khúc này được đánh giá khá tốt với khoảng 50% đối với biệt thự nghỉ dưỡng, khoảng gần 70% đối với condotel.

Các báo cáo này còn cho thấy, nhiều nhà đầu tư ngoại rất quan tâm đến các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, nhất là các DN Nhật Bản và Singapore đang mở rộng hoạt động tại các TP lớn.

Năm 2017, thị trường này được dự báo sẽ có sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi các DN phải cân nhắc điều chỉnh giá cả hợp lý, đưa ra nhiều chính sách linh hoạt hơn nữa để thu hút khách hàng. Thời gian tới, BĐS nghỉ dưỡng vẫn tập trung phát triển tại những địa danh có thương hiệu về du lịch như Phú Quốc, Nha Trang, Vũng Tàu, Phan Thiết, Đà Nẵng…

Ông Phạm Lâm, CEO công ty DKRA cho biết, Nha Trang và Phú Quốc sẽ có nguồn cung lớn. Tuy nhiên, tại Phú Quốc, bên cạnh ưu thế về cảnh quan tự nhiên, các tiện ích công cộng, tiện ích giải trí vẫn còn khá khiêm tốn, chưa thật sự thu hút. Mặt khác, các chủ đầu tư dự án BĐS nghỉ dưỡng tại đây vẫn chủ yếu là nhà phát triển BĐS trong nước.

Năm 2016, tại Nha Trang, BĐS nghỉ dưỡng ghi nhận thanh khoản tốt, thị phần dẫn đầu thuộc về loại hình condotel. Tuy nhiên, ông Phạm Lâm bày tỏ quan ngại khi lượng khách đến Nha Trang đa số là khách du lịch đến từ Trung Quốc bởi điều này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng du lịch khi nhóm đối tượng khách hàng này thay đổi...

Phú Quốc gần đây lại nổi lên như một địa điểm du lịch hút khách. Nhiều người cho rằng, thị trường khách sạn ở đây dường như đã bão hòa bởi sự phát triển mạnh mẽ của các khách sạn 5 sao vào năm 2015.

Năm 2017, nguồn cung khách sạn tại đây vẫn được dự báo vẫn sẽ tăng lên mạnh mẽ với hàng loạt các dự án được “khai sinh”, như Crowne Plaza Hotel, Novotel Resort, Sonasea Villas and Resort, và Sunset Sanato Premium Complex... Đây là các dự án được quản lý bởi các thương hiệu quốc tế như InterContintenal, J.W. Marriott, Accor và Starwood.

Đà Nẵng vẫn tiếp tục là thị trường phát triển nhanh chóng về phân khúc khách sạn cao cấp nói riêng và BĐS nghỉ dưỡng nói chung không chỉ trong năm 2017 mà còn trong tương lai dài. Dự báo, trong năm 2017, thị trường tại đây có khoảng 7.000 sản phẩm condotel và 20 dự án nghỉ dưỡng ven biển được chào bán ra thị trường.

Ông Phạm Lâm đưa ra dự báo, ưu thế của BĐS nghỉ dưỡng phía Nam trong năm 2017 sẽ nghiêng về Vũng Tàu, Phan Thiết bởi hai địa phương này tận dụng được lợi thế thương hiệu du lịch và gần Tp.HCM. Cùng với đó, việc cải thiện giao thông hạ tầng, rút ngắn thời gian di chuyển giúp Vũng Tàu, Phan Thiết thu hút thêm nhiều lượng khách du lịch địa phương. 

Ông Iwatani - Quản lý cấp cao kiêm Trưởng đại diện Tập đoàn Haseko (Nhật Bản) tại Việt Nam dự báo, không chỉ trong năm tới, trong tương lai, các nhà đầu tư ngoại đổ tiền vào thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam sẽ có rất nhiều cơ hội để làm nên thành công.

Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC cũng cho rằng, phân khúc BĐS nghỉ dưỡng sẽ bùng nổ đơn giản bởi du khách không thể đến một nơi nào đó tại Việt Nam chỉ để đi bơi, đi ăn, sau đó là về phòng đi ngủ. Các DN với tiềm lực tài chính lớn sẽ có khả năng phát triển các quần thể nghỉ dưỡng chuyên nghiệp, không chỉ để ở mà còn hướng đến là các trung tâm mua sắm, vui chơi với đủ loại hình giải trí từ truyền thống cho đến hiện đại, với các dịch vụ đạt chất lượng cao cấp.

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu