1. Bịt kín mọi khe hở xung quanh khung cửa sổ
Những khe hở này chính là khởi nguồn của những cơn gió lạnh. Nếu khe hở lớn bạn có thể cân nhắc việc thay mới cửa hoặc thêm kính. Nếu khe hở nhỏ bạn có thể trát viền xung quanh hoặc làm viền nhựa.
2. Lựa chọn rèm dày
Nếu sử dụng loại rèm một lớp nên chọn rèm có độ dày nhất định để giữ nhiệt cho nhà. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng rèm hai lớp để dễ dàng điều chỉnh theo điều kiện thời tiết.
Vào ban ngày, khi có ánh sáng mặt trời, bạn nên để rèm mở hoặc chỉ để lớp rèm mỏng (với rèm hai lớp). Vào buổi tối, bạn nên kéo hết rèm lại để đảm bảo nhà ấm áp hơn.
Rèm dày kết hợp với thảm sàn sẽ giúp căn phòng ấm áp hơn
3. Sử dụng thảm
Nhiệt cũng có thể thoát qua sàn nhà, vậy nên hãy trải thảm ở các khu vực hay đi lại trong nhà. Không gian sống của bạn trở nên đẹp, ấm cúng hơn còn đôi chân của bạn cũng được bảo vệ.
4. Mua những chiếc chăn tốt nhất
Hãy đầu tư một chút cho những bộ chăn ga ấm, bền, nhẹ, bì lại bạn sẽ không tốn nhiều tiền điện cho máy sưởi và điều hòa.
5. Thay ga gối
Ga giường làm bằng chất liệu vải dày, ấm hơn. Ở sofa phòng khách cũng nên đặt thêm gối dựa, chăn dạ để đắp khi ngồi xem tivi, trò chuyện với bạn bè.
6. Đóng cửa các phòng ít sử dụng
Bạn nên khép kín phòng ngủ cho khách, phòng đọc... khi không dùng. Nhờ vậy, khi bạn sử dụng máy sưởi, điều hòa, nhiệt lượng sẽ được giữ lại trong các phòng bạn đang ở.
7. Kê lại đồ đạc
Bạn có thể kê lại góc đọc sách xa cửa sổ để tránh cảm giác lạnh lẽo. Sofa phòng khách đừng nên kê quá gần các bức tường tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài.
8. Các thiết bị giữ nhiệt ít tốn kém
Trên thị trường có khá nhiều thiết bị sưởi ấm như túi nhiệt, chăn điện, gối điện tăng khả năng giữ nhiệt. Bạn lưu ý mua đồ đảm bảo để tránh nguy hiểm cho bản thân.
9. Tập trung giữ ấm cho bản thân bạn
Nếu nhà quá rộng, bạn không thể bật điều hòa, máy sưởi ở khắp mọi nơi. Để cơ thể luôn ấm áp, bạn có thể đầu tư quần áo dày, dép bông đi trong nhà.