SearchNews

Hướng dẫn vệ sinh nội thất phòng bếp đơn giản, nhanh chóng và an toàn nhất

18/06/2018 11:17

Với tần suất sử dụng cao và thường xuyên tiếp xúc với hơi nước, dầu mỡ, nội thất phòng bếp thường dễ nhiễm bẩn cao hơn so với nội thất ở các không gian khác. Dưới đây, Dothi.net sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh nội thất phòng bếp sạch bong, sáng bóng.

Do hoạt động nấu nướng, chế biến đồ ăn nên bếp là không gian thường dễ bị bẩn hơn so với các phòng khác. Nếu không vệ sinh bếp thường xuyên thì khu vực này sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, việc vệ sinh cần được thực hiện hàng ngày vì nếu để vết bẩn bám lâu sẽ khó tẩy rửa hơn.

Quá trình vệ sinh nội thất phòng bếp bao gồm: Vệ sinh tủ bếp (tủ đựng xoong nồi, bát đũa), vệ sinh tường, chậu rửa thực phẩm. Đây đều là những nơi dễ nhiễm bẩn và có nhiều vi khuẩn nhất. Trong quá trình tẩy rửa, bạn có thể dùng nước nóng để vệ sinh các vết dầu mỡ rồi mới dùng nước tẩy rửa để kỳ cọ lại sau.

vệ sinh nội thất phòng bếp
Nội thất phòng bếp thường có nguy cơ nhiễm bẩn cao do phải tiếp xúc với hơi dầu mỡ, hơi nước.

Tùy vào chất liệu làm nội thất phòng bếp mà bạn áp dụng các cách làm sạch khác nhau. Có như vậy, quá trình vệ sinh mới dễ dàng, nhanh chóng và an toàn.

Nếu muốn nội thất, đồ dùng trong bếp luôn sạch bong, sáng bóng, bạn nên dùng các dung dịch, chất tẩy rửa hỗ trợ như nước rửa chén, oxy già, baking soda hay giấm thay vì dùng nước trắng thông thường. Sau khi dùng các dung dịch tẩy rửa, bạn cần rửa sạch lại bằng nước và dùng vải lau khô. Ngoài ra, mỗi chất liệu tủ bếp lại có một loại dung dịch tẩy rửa riêng biệt, nếu dùng nước tẩy không phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng đồ dùng.

Khi vệ sinh nội thất phòng bếp, nên tuân thủ theo quy trình sau: Vệ sinh tủ bếp, tường, sàn, kệ bếp, gách ốp rồi mới đến các dụng cụ nấu nướng như xoong, nồi, bát, đĩa...

hướng dẫn làm sạch tủ bếp
Cách vệ sinh tủ bếp phụ thuộc vào chất liệu của tủ bếp.

Bên cạnh đó, với mỗi mặt tủ bếp lại có cách vệ sinh khác nhau như sau:

Tủ bếp gỗ tự nhiên

Tủ bếp gỗ tự nhiên thường được hoàn thiện với bề mặt sơn. Do vậy, khi mới sử dụng, tủ bếp gỗ tự nhiên thường có mùi sơn và mùi này sẽ bay dần đi trong thời gian ngắn. Tủ bếp gỗ xoan đào, gỗ sồi... được hoàn thiện với bề mặt sơn thường dễ dàng vệ sinh mà không cần tới dung dịch tẩy rửa. Bạn cần dùng giẻ sạch để lau chùi thường xuyên vì bụi bẩn sẽ làm xước bề mặt sơn. Đối với cánh tủ bếp có tay nắm âm thì bạn cần chú ý hơn khi đóng mở bởi nhẫn hoặc đồ trang sức trên tay có thể làm xước bề mặt sơn của tủ bếp. Ngoài ra, lớp sơn dễ bị bong tróc nếu có hơi nước hay chất lỏng bám vào trong một thời gian dài.

Tủ bếp acrylic

Tủ bếp acrylic có độ bóng cao và rất dễ lau chùi. Bề mặt tủ bếp acrylic được phủ một lớp nilon nhằm hạn chế tình trạng trầy xước trong quá trình lắp đặt và thi công. Khi đã lắp đặt hoàn thiện tủ bếp, chúng ta mới bóc tách lớp nilon bảo vệ bề mặt này. Tủ bếp được làm từ chất liệu acrylic rất dễ vệ sinh nên bạn chỉ cần sử dụng vải mềm ẩm để lau chùi mà không cần dùng tới bất cứ loại dung dịch tẩy rửa nào khác. 

Tủ bếp laminate

Với tủ bếp được làm từ chất liệu laminate, bạn có thể sử dụng các sản phẩm tẩy rửa thông thường để làm sạch bề mặt. Cần tránh sử dụng các dụng cụ lau chùi hay dung dịch tẩy rửa có khả năng mài mòn bề mặt. Cách vệ sinh tủ bếp laminate rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng vải sạch nhúng qua với dung dịch tẩy rửa thông thường và lau sạch bề mặt, sau đó dùng vải ẩm để lau lại, cuối cùng dùng vải mềm để lau khô bề mặt. Bạn có thể áp dụng cách trên để làm sạch các vết bẩn như sơn, dầu.

Tủ bếp gỗ veneer

Tủ bếp gỗ veneer khá kén môi trường và thường phù hợp với những nơi có nhiệt độ từ 15-25 độ C, độ ẩm 45-55%. Bề mặt gỗ sẽ bị phồng lên nếu quá ẩm hoặc bị nứt nếu quá khô. Khi vệ sinh tủ bếp gỗ veneer, bạn chỉ nên dùng vải ẩm để lau chùi vết bẩn và dùng vải mềm để lau khô lại.

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu