SearchNews

Bày biện nhà cửa đón Tết

31/01/2008 11:43

Trang hoàng nhà cửa đón Tết Nguyên đán là việc mà hầu hết các gia đình đều bỏ nhiều công sức. Ai cũng mong có một "bộ mặt" mới để đón khách tới chơi. Có vài nguyên tắc và những khám phá thú vị quanh việc trang trí nhà cửa ngày Tết.

Trang hoàng nhà cửa đón Tết Nguyên đán là việc mà hầu hết các gia đình đều bỏ nhiều công sức. Ai cũng mong có một "bộ mặt" mới để đón khách tới chơi. Có vài nguyên tắc và những khám phá thú vị quanh việc trang trí nhà cửa ngày Tết.

Thông thường việc dọn dẹp, trang hoàng chỉ được thực hiện trước Tết chừng hai hoặc ba ngày, thậm chí với những người bận bịu, công việc này có khi chỉ được tiến hành vào 30 Tết. Sát Tết cũng là thời điểm hợp lý cho công việc này bởi khi đó, bạn đã có đủ thời gian mua sắm đồ đạc, hoa quả, bánh mứt kẹo... và quan trọng nhất là có thời gian.

Tết Nguyên đán có nguồn gốc từ Trung Quốc. Chính vì thế, một số nguyên tắc bày biện của người Trung Quốc cũng được áp dụng tại Việt Nam. Những màu sắc yêu thích và thông dụng của ngày Tết là đỏ và Vàng. Đỏ tượng trưng cho hạnh phúc còn Vàng là màu của sự giàu sang. Hai màu này luôn chiếm ưu thế trên các đồ trang trí nhà cửa dịp Tết, trên cửa ra vào và cửa sổ, đặc biệt cả trong cả những tấm thiệp chúc Tết và những phong bao lì xì. Đỏ và Vàng thông thường cũng là màu trên con giáp năm mới.

Hoa là thứ không thể thiếu trong nhà dịp đầu năm mới và thông thường là loại hoa nở to, để tượng trưng cho sự hồi sinh và phát triển. Với một số loại hoa còn là biểu tượng của sự giàu sang và địa vị cao trong xã hội. Khi chọn hoa để bày biện, bạn cũng nên lưu ý làm sao để chúng sẽ nở đúng vào những ngày Tết. Điều này như một sự tin tưởng năm mới sẽ an khang và thịnh vượng.

Một nhánh hoa mận, cành đào, cây mai hay quất là những loại hoa truyền thống không thể thiếu trong bất kỳ một gia đình Việt Nam nào. Đi kèm với đó, nhiều người cắm theo từng bó những thanh tre hoặc chánh cây có chồi lộc. Hoa nở rộ kết hợp với cây tre trăm tuổi tượng trưng cho sự trường thọ và ổn định sẽ mang tính hỗ trợ lẫn nhau, tạo hình ảnh hợp lý với những sản phẩm nội thất khác. Ngoài ra, những loại hoa khác cũng được yêu thích trong dịp Tết là những liễu, hoa đỗ quyên, hoa mẫu đơn và các loại thủy tiên trồng trong nước.

Trên mặt bàn tiếp khách, một khay mứt Tết thường được sắp xếp thành hình tròn, thông thường là 6 hoặc 8 ngăn tượng trưng cho những con số đẹp và là hình ảnh của sự xum tụ của các thành viên trong gia đình, của người thân làm việc và sinh sống từ khắp nơi, đến cuối năm lại tụ hội. Bánh mứt kẹo ngày Tết cũng là hình ảnh của một năm mới luôn ngọt ngào.

Hoa quả mỗi vùng mỗi khác. Người miền Bắc sẽ bày biện bàn thờ với mâm ngũ quả không thể thiếu chuối xanh và bưởi. Còn trong Nam, từ quan niệm "Cầu vừa đủ sài" sẽ có các loại quả như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài... Với người Trung Quốc, cam và quýt là những loại quả không thể thiếu, bởi chúng có màu vàng, và là tượng trưng cho sự no đủ, hạnh phúc.

Với những gia đình có người cao tuổi, chắc chắn sẽ cần có những câu đối với nội dung liên quan đến lời chúc Tết hoặc hình ảnh của ngày xuân. Những câu đối này thường có ba phần, hai câu dài treo dọc hai bên cửa, một cái ngắn hơn treo ngang trên cửa.

Những bức tranh trang trí theo nhiều chủ đề cũng được lựa chọn cho căn nhà. Đó hầu hết là những bức tranh với khung cảnh lễ hội, những loại cây, hoa của ngày Tết... Ngoài ra, việc trang trí nhà cửa trong năm mới âm lịch của người Trung Quốc cũng có thêm phần hoành tráng khi được làm đẹp với những cánh cửa ra vào và cửa sổ có hình ảnh trẻ em, thông thường là một bé trai và một bé gái (khác giới nhau). Chúng đều là những biểu tượng may mắn cho năm mới.

 Tâm Anh

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu