Các em nhỏ ở vùng nông thôn thường chơi các trò tự nghĩ ra hoặc đá bóng, bơi ở sông, hồ mà ít có các sân chơi sáng tạo. Các KTS Hoàng Thúc Hào, Phạm Đức Trung, Nguyễn Thị Minh Thủy đã tham gia thiết kế một sân chơi thú vị ở thôn Thanh Tam Tây, xã Cẩm Thanh, TP Hội An.
Sân chơi được xây dựng ở một khu đất rộng, có nhiều bóng mát, những cây cổ thụ
lâu đời đã tồn tại trước đó đều được giữ lại.
Sân cũng có những phần mái che để giúp các bé nghỉ ngơi khi mệt hoặc chơi lúc trời nắng gắt.
Các KTS tạo thành những tuyến chạy dài thay đổi cao độ, kiến tạo các không
gian vui chơi liên tục, biến đổi theo di chuyển của người chơi.
Các trò chơi đơn giản nhưng phong phú, trẻ có cơ hội hòa nhập cùng bạn bè, khuyến khích
hoạt động nhóm.
Vật liệu sử dụng là khung sắt kết hợp tầm vông và mái tôn. Các vật liệu phế thải như lốp
ôtô được sử dụng làm đồ chơi.
Chất liệu của công trình gần gũi với tự nhiên, khiến không gian này hòa hợp với khung cảnh
đồng quê xung quanh.
Những tuyến đường đi lại cũng giúp trẻ phải rèn luyện sự bền bỉ, dẻo dai.
Mô hình sân chơi này đã có nhiều ở nước ngoài nhưng chưa phổ biến ở Việt Nam.
Những chiếc lốp hỏng được tận dụng để trang trí và làm rất nhiều dụng cụ vui chơi cho trẻ.
Trò đu dây ở tầm thấp giúp trẻ rèn luyện thể lực đồng thời giảm chứng
sợ độ cao.
Người dân địa phương tham gia vào quá trình làm sân chơi, các em nhỏ cũng có thể làm
các công việc nhỏ, đóng góp cho nơi vui chơi của mình.