Anh Nguyễn Văn Công, quận Thủ Đức, Tp.HCM
Trả lời:
Với câu hỏi của bạn Công, luật sư Trần Thái Bình – văn phòng luật sư LNT & Partners trả lời như sau:
Các đối tượng sở hữu nhà ở hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 8, 9 Luật nhà ở 2014; Điều 5, 6 Nghị định 99/2015/NĐ-CP sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở.
Các đối tượng được quy định tại Điều 49, Luật nhà ở 2014 phải thỏa mãn thêm điều kiện tại Điều 51 Luật này để có thể hưởng chính sách về hỗ trợ nhà ở xã hội. Ngoài ra, nhà ở phải có sẵn mới được cấp giấy.
Một khu chung cư ở quận 9, Tp.HCM. Ảnh: Đăng Nguyên.
Ngoài trường hợp người mua, thuê nhà thế chấp với Ngân hàng để vay tiền mua, thuê chính căn hộ đó thì người mua, thuê nhà ở xã hội chỉ được thế chấp nhà ở xã hội khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Đã thanh toán hết tiền mua, thuê nhà theo hợp đồng đã ký kết với bên bán, bên cho thuê mua;
- Thời gian tính từ thời điểm đã thanh toán hết khoản tiền nêu trên đến khi thế chấp trên 5 năm;
- Người mua, thuê nhà đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở.
Đối với nhà ở tái định cư: Nếu nhà ở tái định cư là nhà ở xã hội như đã nêu tại điều 2. (a) thì có thể thế chấp nhà mà không bị hạn chế về mục đích khi đáp ứng đủ các điều kiện tham gia giao dịch tại quy định tại điều 118 Luật nhà ở năm 2014. Cụ thể, nhà tái định cư đó phải đáp ứng điều kiện:
- Có giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ khi thuộc trường hợp không bắt buộc phải có Giấy chứng nhận.
- Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện, về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu có thời hạn;
- Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.