Do đó, mẹ tôi đã đi đăng ký lại và cơ quan chức năng xuống đo đất, phạt hành chính đối với cả mẹ tôi lẫn bên bán đất. Vì không có tiền làm giấy tờ quyền sử dụng đất nên mảnh đất này chưa được cấp sổ đỏ.
Đến năm 2016 thì mẹ tôi qua đời mà không có di chúc để lại. Hiện tại, 2 cô em gái đã đồng ý giao lại toàn bộ tài sản là nhà, đất cho tôi toàn quyền sở hữu, sử dụng. Xin hỏi luật sư, để làm sổ đỏ đứng tên mình tôi, hồ sơ và thủ tục như thế nào?
Trân trọng cảm ơn!
(hungdm083@...)
|
Nếu đất được sử dụng ổn định lâu dài, không có tranh chấp, có xác nhận của UBND cấp xã và phù hợp quy hoạch sử dụng đất sẽ được cấp sổ đỏ.
(Ảnh minh họa, nguồn: Internet) |
Trả lời:
Khoản 2, Điều 101 của Luật Đất đai quy định rõ: "Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất."
Như vậy, mảnh đất của mẹ bạn để lại có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bởi lẽ, đất này đã được sử dụng ổn định lâu dài từ năm 1995 tới nay, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, đồng thời có xác nhận của UBND cấp xã.
Vậy nhưng, để được đứng tên duy nhất trong sổ đỏ, bạn và các đồng thừa kế cần tới văn phòng công chứng lập biên bản ghi nhận việc chuyển nhượng toàn bộ phần thừa kế là nhà, đất cho bạn.
Sau đó, bạn đến UBND huyện nơi có đất làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi đi, bạn cần mang theo giấy tờ tùy thân, giấy tờ mua bán đất từ năm 1995, sổ hộ khẩu, xác nhận của UBND xã cũng như biên bản ghi nhận việc chuyển nhượng toàn bộ thừa kế là nhà, đất nói trên.