Cách tính tiền sử dụng đất được xác định bằng 100% giá thị trường thông qua thẩm định giá.
Có mô%3ḅt thực tế hiê%3ḅn nay, giá bất động sản (BĐS) ở Việt Nam hiện được coi là cao nhất nhì khu vực. Nguyên nhân có nhiều nhưng trong đó có một phần do thuế bất động sản hiện nay quá cao, khiến chi phí của doanh nghiệp (DN) tăng lên, buộc họ phải cộng dồn vào giá bán, khiến giá nhà đất bị đội lên…
Theo phản ánh của các DN bất động sản, bất cập lớn nhất của Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 và Nghị định 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 là cách tính tiền sử dụng đất được xác định bằng 100% giá thị trường thông qua thẩm định giá. Điều này dẫn đến tình trạng DN vừa phải bồi thường cho người dân theo giá thị trường lại vừa phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước cũng theo giá thị trường. Quy định này không chỉ gây khó khăn cho DN trong việc đóng tiền sử dụng đất vì số tiền phải nộp quá lớn mà cơ quan tài chính, thuế cũng gặp khó khăn trong việc thu tiền sử dụng đất vì cũng không có cơ sở để xác định được đâu là giá thị trường…
Đâu là “Giá thị trường”?
Theo quy định tại Nghị định 69 và Nghị định 120 thì các DN bất động sản phải đóng tiền sử dụng đất theo sát giá thị trường. Cụ thể, giá đất tính thu tiền sử dụng đất là giá đất do UBND cấp tỉnh quy định; trường hợp giá quy định chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường thì UBND cấp tỉnh căn cứ vào giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường để quyết định giá đất cụ thể cho phù hợp. Tuy nhiên, làm thế nào để xác định được giá thị trường và làm thế nào để xác định "sát với giá thị trường" là điều không đơn giản.
Chính từ quy định không rõ ràng này đã khiến việc tính và đóng tiền sử dụng đất của cơ quan thuế với các DN bất động sản gặp khó khăn. Ông Lê Ngọc Tú, Giám đốc Công ty Phát triển nhà Bình Dân cho biết, Công ty đầu tư Dự án Bình Dân phục vụ tái định cư Dự án kênh Ba Bò, trên tổng diện tích 14.000 m2 đất ruộng, ra được sản phẩm gồm 5.000 - 7.000 m2 đất ở. Thế nhưng khi thẩm định giá để nộp tiền sử dụng đất thì cơ quan thuế báo số tiền thuế phải đóng lên đến 57 tỷ đồng. Trong khi đó, kế hoạch của Công ty là nếu bán hết dự án cũng chỉ được tối đa 60 tỷ đồng, sau khi trừ đi chi phí đầu tư thì không đủ đóng tiền sử dụng đất. Chính từ cách tính bất hợp lý này mà dự án đã bị ách tắc từ năm 2009 đến nay.
Ở góc độ khác, việc nộp thuế 100% sát giá thị trường theo nghị định 69 xem như tịch thu dự án dẫn đến thị trường ách tắc. Ông Lê Chí Hiếu, Tổng giám đốc Công ty phát triển nhà Thủ Đức phân tích, đối với kinh doanh BĐS, giá đất chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu giá. Vì vậy chính sách đất đai đóng vai trò rất quan trọng. Ông Hiếu cho rằng: "Nộp tiền sử dụng đất theo giá thị trường nhưng khái niệm giá thị trường của Việt Nam không có thước đo và bị đẩy lên rất cao khiến cả DN gặp rất nhiều khó khăn.
Giám đốc một DN bất động sản tại Hà Nội cũng cho rằng, quy định này chỉ đúng với những trường hợp đất công mặt tiền đường không cần phải đền bù, san lấp và đầu tư mặt bằng xã hội. Vị này kiến nghị, cần đưa ra một bảng giá đất hàng năm sát giá thị trường và thu tiền sử dụng đất với mức thuế từ 15-20% theo bảng giá đất này, đối với những mảnh đất công khi làm dự án thì đưa ra đấu thầu…
Cần sớm được tháo gỡ
Mặc dù vấn đề đóng tiền sử dụng đất theo giá thị trường quy định tại Nghị định 69/2009/NĐ-CP đã được các DN BĐS kêu ca từ lâu, nhưng đến nay, câu chuyện này dường như vẫn còn giữ nguyên tính thời sự, vì vướng mắc chưa được giải quyết.
Trước những khó khăn lớn do thị trường BĐS ngưng trệ, cộng với thuế đất quá cao khiến nhiều DN buộc phải tính đến các phương án… hy hữu. Mới đây, ông Lê Ngọc Tú – Giám đốc Công ty Phát triển nhà Bình Dân đã buộc phải đưa ra kiến nghị, xin được đóng tiền sử dụng đất bằng… đất. Ông Tú cho biết, cả dự án 14.000 m2 dự kiến chỉ bán được 60 tỷ, trong khi tiền thuế sử dụng đất đã lên tới 57 tỷ, cộng cả các khoản chi phí thì công ty lỗ nặng. Không những thế, dự án này hiện vẫn bị tắc đầu ra, DN không biết xoay sở thế nào để có tiền nộp thuế, nên buộc phải kiến nghị như vậy.
"Tiền sử dụng đất quá cao, thị trường lại khó nên tôi xin được đóng thuế bằng đất của dự án. Nếu vẫn không xong, tôi xin giao dự án lại cho Nhà nước, chính quyền kinh doanh, sau khi bù trừ cho tôi lại được nhiêu thì cho”, ông Tú nói.
Trường hợp “vạn bất đặc dĩ” của Công ty địa ốc Bình Dân không phải là cá biệt. Thực tế, quy định về thu thuế sử dụng đất bằng 100% giá thị trường (trước đây chỉ 20 – 30% giá thị trường) đã đẩy nhiều DN vào tình trạng khó càng thêm khó, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường BĐS đang ách tắc như hiện nay.
Trước những khó khăn của nhiều dự án BĐS, mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đã có văn bản gửi UBND TP.HCM và các bộ, ngành kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ vướng mắc. Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch HoREA cho rằng, theo quy định tại Luâ%3ḅt Đất đai và Nghị định 188/2004/NĐ-CP, TP. Hà Nô%3ḅi và TP. Hồ Chí Minh là đô thị đặc biê%3ḅt chỉ được phép định giá đất ở tại vị trí có giá cao nhất và được được phép tăng thêm không quá 20% so với mức giá tối đa của khung giá đất cùng loại. Do vâ%3ḅy, từ nhiều năm qua, bảng giá đất của TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nô%3ḅi không phù hợp cơ chế thị trường và viê%3ḅc áp dụng vào thực tế rất bất câ%3ḅp. Từ đó, Bô%3ḅ Tài chính đã ban hành Thông tư 93/2011/TT-BTC ngày 29/6/2011 giao cho Ủy Ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuô%3ḅc trung ương xem xét ban hành hê%3ḅ số điều chỉnh giá đất (hê%3ḅ số k) để xử lý giá đất trong điều kiê%3ḅn bảng giá đất đã ban hành chưa sát giá thị trường.
Tuy nhiên, nếu giao thẩm quyền cho UBND tỉnh, thành phố được ban hành khung giá đất thì bảng giá đất sẽ phù hợp với tình hình thực tế mà không cần thiết ban hành hê%3ḅ số điều chỉnh giá đất. HoREA kiến nghị, nên xác định tiền sử dụng đất như mô%3ḅt khoản thuế sử dụng đất được Quốc hô%3ḅi thông qua trong Luâ%3ḅt Thuế với thuế suất hợp lý khoảng 10% - 15% trên giá trị quyền sử dụng đất của dự án theo mục đích đầu tư để tránh cơ chế xin-cho và đơn giản hóa thủ tục hành chính.
(Theo Tầm Nhìn)