SearchNews

Đòi bồi thường 1 tỷ đồng/m2 đất: ‘Phải tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận’

04/12/2010 20:54

Khu đất như bài báo phản ánh là đất kim cương chứ không còn là đất vàng nữa. Thử hỏi sau dự án này thì Hà nội tìm đâu ra một vị trí đất tương tự nào để giao cho nhà đầu tư trong tương lai?

Khu đất như bài báo phản ánh là đất kim cương chứ không còn là đất vàng nữa. Thử hỏi sau dự án này thì Hà nội tìm đâu ra một vị trí đất tương tự nào để giao cho nhà đầu tư trong tương lai?
>> Đòi bồi thường 1 tỷ đồng/m2 đất

Vấn đề ở đây là chủ đầu tư phải nhanh chóng đạt được thỏa thuận với các hộ dân để sớm đưa dự án vào hoạt động, tránh lãng phí chung cho xã hội.

 Người dân có lý khi cho rằng đây chỉ là một dự án thương mại chứ không phải công trình phục vụ “Quốc kế - dân sinh, An ninh – quốc phòng” nên trong mọi trường hợp chủ đầu tư phải thỏa thuận với dân theo nguyên tắc thuận mua vừa bán. Có lý ở chỗ đây thuần túy là một giao dịch dân sự mà chủ thể ở đây là chủ đầu tư và người dân. Người dân không tự nghĩ ra việc bán nhà khi họ đang làm ăn sinh sống ổn định ở nơi mà họ có quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà. Người dân cũng rất thụ động, mơ hồ về dự án vì đây là việc của chủ đầu tư – người chủ động lập dự án đầu tư trên phần đất đang có dân ở.

Vì vậy chủ đầu tư phải chủ động thỏa thuận với các hộ dân để đạt được mục đích đầu tư của mình. Mà đã là thỏa thuận thì chẳng có đắt rẻ gì ở đây cả, miễn sao hai bên đạt được nguyện vọng. Mà cũng chẳng có tiền lệ nào cả vì có mảnh đất nào giống mảnh đất nào đâu, thậm chí giá giao dịch trong nhiều trường hợp cũng chỉ có hai bên biết.

Trong thực tế có rất nhiều chủ đầu tư sau khi lập dự án đầu tư, có được giấy phép đầu tư rồi mới tiến hành thỏa thuận bồi thường cho từng hộ dân một cách riêng lẻ với giá bồi thường không giống nhau (phụ thuộc vào vị trí, đối tượng) nhưng tổng chi phí đền bù cuối cùng vẫn nằm trong kiểm soát của chủ đầu tư.

 Vì là giao dịch dân sự nên phải tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận, bình đẳng giữa các chủ thể của giao dịch. Nhà nước không thể can thiệp bằng các quyết định hành chính trong trường hợp này vì rất có thể (thậm chí là chắc chắn) việc can thiệp của nhà nước sẽ có lợi cho bên này mà gây thiệt cho bên kia trong giao dịch. Hơn nữa Nhà nước cũng không có nghĩa vụ đứng ra giải quyết việc này mà Nhà nước chỉ, trên cơ sở giao dịch hoàn thành, ra văn bản thu hồi đất của các hộ dân và giao cho nhà đầu tư để thực hiện dự án.

 Vì vậy mà thỏa thuận là giải pháp duy nhất để đẩy nhanh công tác GPMB cho dự án này.

 Lương Văn Phúc
TPHCM

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu