Vương quốc Anh là đất nước dẫn đầu về điểm đến của sinh viên quốc tế, tiếp theo là các nước có nền kinh tế phát triển mạnh như Mỹ, Úc, Đức... Tuy nhiên, các ký túc xá Đại học ở những nước này lại không đáp ứng đủ nhu cầu của sinh viên, khiến các cử nhân tương lai phải tá túc tại nhiều khách sạn quanh trường.
|
Nhà ở dành cho sinh viên đang khủng hoảng trên toàn cầu. |
Đại học Buffalo ở New York được biết đến với một khuôn viên khá lớn, phần lớn sinh viên từ Tây New York đều đến đây học tập. Tuy nhiên, trường lại không đáp ứng đủ nơi ở cho sinh viên nội trú mặc dù đã bổ sung thêm 650 giường trong vòng 6 năm qua. Điều đó đã dẫn đến thực trạng một số phòng đôi phải ở 3 sinh viên, một số khác phải trọ ở trường CĐ gần đó. Thậm chí, sinh viên của trường CĐ Daemen còn phải thuê khách sạn để tá túc vì Kí túc xá (KTX) không còn chỗ.
Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề về sinh viên của Daemen, ông Greg Naylor cho biết: Những khách sạn dành cho sinh viên tương đối đẹp và thực sự phù hợp với cuộc sống của các sinh viên. Tuy nhiên, nhu cầu của sinh viên được tá túc lại trong KTX của nhà trường vẫn rất cao. "Thực tế, nhu cầu nơi ở của sinh viên trong KTX sẽ rất khó giảm trong thời gian tới. Vấn đề không phải là có thêm sinh viên mà là chúng tôi có thêm nhiều sinh viên con nhà khá giả muốn được ở trong KTX", đây là nhận định của bà chủ tịch trường Daemen, Katherine Conway-Turner.
Điều đáng bận tâm ở đây là vấn đề nơi ở cho sinh viên không phải là vấn đề của riêng một trường ở một nước nào, mà đó còn là vấn đề của toàn cầu. Sự gia tăng về số lượng sinh viên quốc tế là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu nhà trọ và giá thuê ở nhiều thành phố và quốc gia.
Theo nghiên cứu của Savills, tầng lớp thượng lưu mới nổi tại các nước châu Á đã làm gia tăng số lượng sinh viên châu lục này tìm kiếm nền giáo dục Anh ngữ trên toàn thế giới và gây áp lực lên chất lượng nhà ở hạn chế ở một số thành phố. Hiện nay, nhà ở sinh viên dã trở thành “phân khúc tài sản toàn cầu thú vị mới mẻ” cho các công ty tư vấn BĐS bởi nhờ vào lợi tức lớn trên toàn thế giới.
Trong khoảng năm 2007 - 2011, lượng du học sinh Trung Quốc đã tăng 89% , trong đó, Vương quốc Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản và Australia là những quốc gia chiếm tỷ lệ cao nhất. Tiếp đến là đất nước Ấn Độ với 196.000 sinh viên đi du học và học tập chủ yếu ở Anh và Mỹ.
Với học bổng Erasmus cho các sinh viên khối EU, Thổ Nhĩ Kỳ đã thu hút được lượng du học sinh trên thế giới đến với nước này tăng gấp đôi trong khoảng thời gian 2005 - 2012.
Savills nhận định: “Nhà ở sinh viên tại các nước phát triển đang là một trong những phân khúc phát triển mạnh nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu”.
Mỹ và Anh là hai quốc gia đã thiết lập vững mạnh hệ thống doanh nghiệp xây dựng, cung cấp và cho thuê nhà ở sinh viên nhưng phân khúc này lại mới chỉ chập chững ở các quốc gia khác. Vần đề nhà ở dành cho sinh viên đã phát triển nhanh chóng tại đất nước Australia. Bởi đây là quốc gia nói tiếng Anh và thu hút được lượng lớn sinh viên Châu Á trong 10 năm qua. Tuy nhiên, nguồn cung lại chưa đáp ứng đủ nguồn cầu đã tạo áp lực lên giá thuê, đẩy mức giá thuê trung bình lên khá cao. Cùng hoàn cảnh với Australia còn có Đức, Pháp và Hà Lan. Đây là những nước đang trong giai đoạn đầu nên số lượng nhà cho sinh viên phát triển còn hạn chế.
Theo dự đoán của Savills thì “phân khúc nhà ở dành cho sinh viên ở 3 nước nói trên hứa hẹn sẽ mang về lợi nhuận 0,75 tỉ USD mỗi năm trong vòng 20 năm tới.”