SearchNews

Kỳ bí và duyên dáng biệt thự cổ Hà Nội

24/09/2009 13:30

Những biệt thự được xây dựng vào thời Pháp ở Hà Nội đáng được ghi nhận như một bộ phận có giá trị trong quĩ di sản Kiến trúc Hà Nội ở thời cận đại.

Những biệt thự được xây dựng vào thời Pháp ở Hà Nội đáng được ghi nhận như một bộ phận có giá trị trong quĩ di sản Kiến trúc Hà Nội ở thời cận đại.

Đó là ý kiến của PGS.KTS Trần Hùng đồng thời cũng là quan điểm chung của các chuyên gia các cơ quan quản lý nhà nước Tại cuộc toạ đàm do Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức sáng 12/9 bàn về "Bảo tồn và khai thác quỹ biệt thự xây dựng trước năm 1954 tại Hà Nội.

Các kiến trúc sư đều đồng tình cho rằng, đã đến lúc phải coi biệt thự cổ, nhất là những biệt thự có giá trị kiến trúc, nằm trong diện được bảo tồn để góp phần chỉnh trang diện mạo đô thị.

Biệt thự số 49 Điện Biên Phủ mang phong cách địa phương Pháp.

Phong cách kiến trúc Pháp được du nhập vào Hà Nội từ 1885, trong những năm từ 1920 đến 1945, các hoạt động xây dựng và quy hoạch thành phố Hà Nội có điều kiện phát triển mạnh hơn với nhiều loại hình kiến trúc khác nhau.

Tuy nhiên, Sở Xây dựng Hà Nội nêu lên một thực tế, hiện nay tổng số biệt thự thống kê được trên địa bàn thành phố quản lý là 970 biệt thự. Trong số này có 42 biệt thự không bán; 228 biệt thự chưa bán; 164 biệt thự đã bán và 536 biệt thự chỉ bán một phần.

Điều đáng nói là, số biệt thự còn nguyên dạng chỉ chiếm tỉ lệ 15%, biệt thự đã cải tạo, sửa chữa, bị biến dạng trong quá trình sử dụng, cơi nới, lấn chiếm chiếm tới 80%; chỉ một tỉ lệ nhỏ (5%) là các biệt thự đã phá đi, xây mới.

"Thành phố rất nên có kế hoạch lập hồ sơ ghi nhận giá trị của bộ phận di sản kiến trúc này để từ đó có các giải pháp duy trì, cải tạo thích ứng và nâng cao chất lượng các biệt thự, các khu biệt thự trong diện bảo tồn", KTS Trần Hùng kiến nghị.

Các biệt thự còn lại ở Hà Nội hiện nay có Phong cách rất đa đạng, đặc biệt kiểu kiến trúc cổ điển đã được các kiến trúc sư Pháp sử dụng cho các công trình quan trọng nhất của chính quyền thực dân thuộc địa. Đó là phủ toàn quyền Đông Dương, Tòa án tối cao, Dinh Thống sứ và Phủ Thống sứ, Nhà thờ Lớn, Nhà hát Lớn…

Người ta thấy ở đây những thức cột Hy Lạp, La Mã, những chi tiết kiến trúc Roman, Gothique và tùy theo thủ pháp từng tác giả khai thác từng mặt của phong cách này đã làm cho hình ảnh kiến trúc cổ điển trở nên phong phú hoặc có những cách tân để trở thành tân cổ điển.

Biệt thự trên phố Trần Hưng Đạo mang phong cách đế chế Pháp.

Phong cách kiến trúc địa phương Pháp chủ yếu được dùng vào kiến trúc nhà ở cho người Pháp, thỏa mãn tâm lý “ vọng quê ”, gợi lại phong cách kiến trúc ở nhiều vùng miền của nước Pháp: vùng phía Nam ven Địa Trung Hải, vùng đồi núi miền Trung hoặc vùng ven biển Tây Bắc.

Biệt thự số 9 Chu Văn An mang phong cách kiến trúc địa phương Pháp nhưng lại tạo nên sự sang trọng cho con phố Hà Nội.

Phong cách kiến trúc kết hợp với tinh thần khai thác truyền thống văn hóa phương Đông với công nghệ hiện đại phương Tây. Đây là một xu hướng tiến bộ sau khi thấy việc áp đặt phong cách kiến trúc phương Tây tỏ ra có những mặt hạn chế trong khai thác văn hóa bản địa...

Biệt thự trên phố Phan Đình Phùng nằm nép sau những tán cây gợi cho nhiều người cảm giác hoài cổ.

Các biệt thự được phân bố rải rác trong toàn bộ khu phố Pháp ở phía nam quận Hoàn Kiếm và ở khu vực gần quảng trường Ba Đình.

Dưới đây xin giới thiệu thêm một số biệt thự đẹp gây được ấn tượng mạnh:

Biệt thự số 4 Lê Hồng Phong.

Biệt thự số 71 Trần Hưng Đạo.

Biệt thự số 22 Tôn Đản mang phong cách cổ điển Pháp.

Biệt thự khu vực Hồ Tây.

(Theo VTC)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu