SearchNews

Tiền thu hồi đất lúa gấp đôi giá đất thổ cư

14/07/2009 15:12

Đây là một nội dung đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn soạn thảo, trong chính sách quản lý đất lúa và phát triển lúa gạo, nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Đây là một nội dung đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn soạn thảo, trong chính sách quản lý đất lúa và phát triển lúa gạo, nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Theo một khảo sát gần đây của Bộ Tài nguyên và Môi trường, dự kiến, tổng nhu cầu chuyển đổi đất lúa sang các mục đích khác trong giai đoạn 2009-2030 sẽ tiếp tục tăng, lên tới 500 ngàn ha, bất chấp những biến động liên tục của đất lúa đã được cảnh báo qua nhiều thống kê của liên bộ Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chỉ trong vòng hai năm 2005-2007, diện tích đất lúa đã giảm 59,5 ngàn ha, trong đó đất chuyên lúa nước chiếm tới 93% tổng diện tích giảm (55,2 ngàn ha). Cùng với đó là 90,5 ngàn ha đất lúa bị chuyển đổi mục đích sử dụng.

Diện tích đất lúa giảm tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng, vùng ven đô thị do chuyển đổi sang phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị hoá. Các vùng có diện tích đất lúa giảm nhiều lại nằm ở hai vựa lúa lớn nhất cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 57% tổng diện đất lúa giảm, với 205,4 ha; đồng bằng sông Hồng chiếm 14,4% với 52 ngàn ha đất lúa giảm; Đông Nam Bộ giảm 65,7 ngàn ha, chiếm 18,1%.

Đáng chú ý, tại khu vực Tây Nguyên, dù diện tích đất lúa hạn chế, nhưng giai đoạn 2000-2005 lại có tốc độ giảm diện tích đất lúa khá nhanh.

Trong khi đó, yêu cầu về đất lúa tối thiểu duy trì năng lực sản xuất lúa gạo đáp ứng nhu cầu trong nước (tính thêm 10% diện tích đất dự phòng thiên tai, sâu bệnh) vào các năm 2010, 2015, 2020, 2030 lần lượt là những con số lớn: 3.288 ngàn ha; 3.242 ngàn ha; 3.199 ngàn ha; 3.185 ngàn ha.

Vì những số liệu đáng báo động như trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra những chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư phát triển lưu thông lúa gạo và ngăn chặn tình trạng thiếu lương thực cục bộ gây sốt giá.

Theo đó, Nhà nước sẽ đầu tư xây dựng sàn giao dịch thóc gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long, tạo điều kiện kết nối thị trường gạo trong nước và thế giới thúc đẩy tiêu thụ lúa gạo trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng sẽ hỗ trợ 50% lãi suất tín dụng cho các tổ chức, cá nhân vay vốn đầu tư xây dựng nâng cấp các cơ sở sản xuất, chế biến, bảo quản giống cây lương thực ở các vùng sản xuất tập trung; các doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các kho bảo quản, cơ sở chế biến thóc gạo phục vụ lưu thông trong nước và xuất khẩu, đặc biệt tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng sông Hồng, các khu vực đô thị, khu công nghiệp đông dân để hạn chế tổn thất sau quy hoạch.

Đối với những vùng đất thích hợp với lúa nước nhưng cơ sở hạ tầng kém thì tiền thu hồi đất gấp 3-4 lần giá đền bù của đất nông nghiệp khác cùng thời điểm.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đưa ra những chính sách hỗ trợ với người sản xuất lúa và địa phương chuyên canh lúa nước.

Người sản xuất lúa gạo được hỗ trợ 100% lãi suất tín dụng đầu tư mua máy nông nghiệp phục vụ sản xuất trong thời gian 3-5 năm; hỗ trợ 100% phí đào tạo nghề giúp các hộ dân mất đất lúa chuyển đổi nghề; nông dân bị thiệt hại trên 50% năng suất do thiên tại, dịch bệnh được hỗ trợ kinh phí mua giống phân bón, được xem xét giãn nợ, xoá xợ vây vốn sản xuất.

Đáng chú ý, giá sàn đối với thóc gạo theo từng thời điểm sẽ được công bố bảo đảm cho người nông dân có lãi không thấp hơn 40% giá bán.

Trong trường hợp giá thóc thị trường xuống thấp hơn giá sàn công bố ở từng thời điểm, nhà nước sẽ hỗ trợ lãi suất tín dụng để các doanh ngiệp thu mua hết lúa hàng hoá của nông dân không thấp hơn giá sàn. Nếu doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ sẽ được xem xét hỗ trợ.

(Theo TBKTVN)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu