SearchNews

TP Thanh Hóa: Nhà cổ hàng trăm tuổi thành nhà mới

25/03/2012 08:40

Hàng chục ngôi nhà trên 100 năm tuổi được liệt kê vào danh sách nhà cổ, nhưng do bị xuống cấp nặng nề nên buộc phải tân trang sửa chữa, khiến nét cổ kính dần biến mất.

Hàng chục ngôi nhà trên 100 năm tuổi được liệt kê vào danh sách nhà cổ, nhưng do bị xuống cấp nặng nề nên buộc phải tân trang sửa chữa, khiến nét cổ kính dần biến mất.

Phường Hàm Rồng - thành phố Thanh Hoá - là nơi có cây cầu Hàm Rồng huyền thoại đi vào lịch sử dân tộc. Cũng tại đây, làng Đông Sơn nổi tiếng với 13 ngôi nhà trên 100 năm tuổi, có ngôi nhà cổ đã có tuổi đời 200 năm tuổi, được UBND phường liệt kê vào danh sách nhà cổ.

nhà cổ

Tuy nhiên trong số 13 ngôi nhà cổ ấy hiện chỉ còn một ngôi nhà được xem là khá nguyên vẹn; số còn lại hầu hết đã hư hỏng, hoặc được chủ nhà tự cải tạo nên đã mất dần những nét kiến trúc cổ, trở nên hiện đại như nhà mới. Thậm chí những người yêu nhà cổ nơi đây xót xa trước những ngôi nhà bị cải tạo đến... biến dạng.

Một ngôi nhà cổ bị tu sửa thành... nhà mới điển hình là nhà cổ 5 gian của gia đình anh Dương Đình Huệ. Anh Huệ cho biết, theo các cụ kể lại thì ngôi nhà này đã hơn 200 năm tuổi, do nhà bị xuống cấp nghiêm trọng nên cuối năm 2011, gia đình đã cải tạo lại nhưng vẫn dựa trên khung cũ của ngôi nhà cổ, hơn 60% các hạng mục trong nhà đã được gia đình thay mới.

nhà cổ

nhà cổ

Hay ngôi nhà của bà Lê Thị Sử, ngôi nhà 3 gian đã trải qua 5 năm đời họ Lương, đến nay nhiều cây gỗ đã bị mọt, nhà dột nên cũng đã qua hai lần đảo ngói. Ngôi nhà bà Lương Thị Lời đã bán cho ông Lương Trọng Thắng, sau khi mua ông Thắng đã di chuyển toàn bộ khung nhà về nhà ông dựng lại. Các ngôi nhà còn lại cũng đang bị xuống cấp, được các chủ nhà tu sửa và có thể phá đi làm mới hoàn toàn bất cứ lúc nào.

Duy nhất trong làng có ngôi nhà cổ của ông Lương Trọng Duệ có từ thời Nguyễn cách đây hơn 200 năm, được công nhận đạt di tích cấp tỉnh năm 2006. Tuy ngôi nhà đã qua hai lần tu sửa, nhưng vẫn giữ nguyên được nét độc đáo, kiến trúc của ngôi nhà cổ. Hiện gia đình ông Duệ cũng còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ có giá trị như: Khám thờ, mâm bồng, bát hương sứ, bài vị bức đại tự, bàn thờ và nhiều hiện vật có giá trị khác.

nhà cổ

Ông Nguyễn Đức Trường, Phó chủ tịch UBND phường Hàm Rồng cho biết: “Ở làng Đông Sơn, phường đã liệt kê 13 ngôi nhà có niên đại trên dưới 100 năm tuổi, năm 2006 phường gửi danh sách lên cấp trên xét duyệt xếp vào danh sách nhà cổ, nhưng chỉ duy nhất có nhà ông Lương Trọng Duệ là được công nhân. Còn 12 ngôi còn lại đủ độ tuổi để xếp vào nhà cổ nhưng lại không giữ được nét kiến trúc của căn nhà nên không được xếp. Các ngôi nhà này người dân trong làng họ có thể sửa, phá đi làm mới bất cứ lúc nào. Tôi nghĩ để bảo tồn các nhà cổ, bây giờ phải có biện pháp bảo vệ cũng như phải có cơ chế tạo điều kiện để trùng tu tôn tạo lại”.

Làng Đông Sơn nằm trong quần thể Di tích lịch sử Hàm Rồng. Thiết nghĩ, việc bảo tồn, khôi phục các ngôi nhà cổ trong làng là hết sức cần thiết để vừa gìn giữ những giá trị văn hóa vật thể, vừa tạo ra điểm du lịch hấp dẫn cho thành phố Thanh Hóa.

Bài đọc nhiều:

Nguy cơ nở rộ casino tại Việt Nam

> Việt Nam lãng phí hàng tỷ đô từ đất đai

> Mỗi năm 10.000 ha đất nông thôn thành đất đô thị

> Điểm mặt những ngôi nhà "ma ám" giữa thủ đô

> Thành ủy Hà Nội kết luận vụ san lấp mộ ở Hoàng Mai

> Sau Tiên Lãng, xem lại các vụ cưỡng chế đất trên cả nước

(Theo Dân trí)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu