Theo đó, từ năm 2009 đến năm 2015 đã có gần 75.000 người
tại 63 tỉnh, thành trên cả nước tham gia khảo sát
Sau khi tiếp nhận thông tin báo chí phản ánh về tình trạng gây khó khăn, phiền hà, chậm giải quyết hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) ở Tp.HCM, khiến người dân bức xúc, phải đi lại nhiều lần tốn kém thời gian và tiền bạc.
Ví dụ như tại Văn phòng đăng ký đất đai quận Bình Tân, một người dân bức xúc việc đi làm sổ đỏ từ tháng 2/2016, nhưng cứ mỗi lần đến nộp thì cán bộ lại bảo thiếu cái này cái kia phải về làm lại.
Còn ở Văn phòng đăng ký đất đai quận Thủ Đức, ông Nguyễn Thanh Minh (phường Linh Xuân) khẳng định hồ sơ đã nộp từ tháng 11/2015 nhưng đến nay không biết đã trễ hẹn bao nhiêu lần và “cứ bị ngâm hoài”.
Một người dân sinh sống tại phường Hiệp Thành thì bức xúc với việc Văn phòng đăng ký đất đai quận 12 “ngâm tôm” hồ sơ qua nhiều tháng chưa giải quyết xong...
Bộ TNMT đề nghị UBND Tp.HCM chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra làm rõ, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có liên quan; kết quả xử lý gửi về Bộ trong tháng 8/2016.
Trước đó, trong buổi làm việc với UBND Tp.HCM, ngày 10/8, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam đã công bố kết quả khảo sát xoay quanh nội dung cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (chỉ số PAPI).
Trong năm 2015, UNDP khảo sát tại Tp.HCM và đã chỉ ra con số hơn 28% số người tham gia vào chương trình cho biết phải trả phí “bôi trơn”, “lót tay” khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) với số tiền trung bình gần 14,5 triệu đồng/lượt.
Thế nhưng, chuyện Bộ TNMT vào cuộc yêu cầu điều tra chi phí cho việc bôi trơn sổ đỏ, cũng khiến cho dư luận đặt ra nhiều câu hỏi nghi ngại.
Bởi vì, trước đó, sau khi đại biểu Nguyễn Sĩ Cương cho biết có chuyện người dân Hà Nội được gợi ý nộp tiền để "bôi trơn" khi cấp sổ đỏ.
Bí thư thành ủy Hà Nội đã yêu cầu UBND thành phố và các sở ngành làm rõ vụ việc.
Sau một quá trình điều tra, Thanh tra thành phố khẳng định có phổ biến nộp tiền để làm “sổ đỏ” nhanh và đã thu tiền của các hộ dân.
Tuy nhiên, nhân viên của hai công ty không thừa nhận việc đã phổ biến và thu tiền.Từ kết quả xác minh, thanh tra kết luận là có dấu hiệu thu tiền để làm sổ đỏ “nhanh”. Để điều tra sâu hơn sẽ chuyển sang cho cơ quan công an thành phố, nhưng sau 1 năm, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương có nhắc lại sự việc nhưng vẫn không nhận được phản hồi.
Chính vì thế, nhiều ý kiến dư luận nghi ngại, với Tp.HCM liệu có lặp lại trường hợp như Hà Nội, có tồn tại nhưng điều tra không ra.