Đồng thời, đối với đối tượng vay mua nhà, thành phố cũng kiến nghị ổn định lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở 3% một năm và thời hạn cho vay thay vì 10 năm như trước đây thì bây giờ sẽ là 15 năm.
UBND Tp.HCM kiến nghị cho phép doanh nghiệp thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai của dự án đi vay để làm vốn đối ứng theo hướng điều chỉnh của chủ sở hữu trong Luật Kinh doanh bất động sản.
Tp.HCM kiến nghị ổn định lãi suất cho vay hỗ trợ nhà ở 3% một năm.
Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng đề xuất nhanh chóng hình thành quỹ tiết kiệm nhà ở để tạo nguồn vốn hỗ trợ cá nhân mua thuê, sửa chữa, cải tạo nhà ở. Tiếp tục cấp phép chuyển đổi dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội; các doanh nghiệp được vay đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại địa phương.
Hiệ tại trên địa bàn thành phố bên cạnh 3 doanh nghiệp đang đợi thẩm định từ ngân hàng để vay tiền xây dựng các dự án nhà ở thì đã có 2 dự án được vay gói tín dụng 30.000 tỷ là chung cư Thảo Điền và HQC Plaza với tổng số vốn gần 320 tỷ đồng.
Những giải pháp tháp gỡ khó khăn trong việc giải ngân gói 30.000 tỷ cũng được Chính phủ ban hành thông qua nghị quyết 61/ NQ-CP sửa đổi và bổ sung Nghị quyết 02/NQ-CP ban hành ngày 7/1/2013 hồi cuối tháng 8.
Điểm đáng chú ý trong nghị quyết sửa đổi và bổ sung là cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang, công nhân, người có thu nhập thấp cũng sẽ được hỗ trợ vay vỗn từ gói tín dụng 30.000 tỷ nếu giá trị mua nhà dưới 1.05 tỷ đồng.
Với điều kiện vay mua thông thoáng hơn như trên, hy vọng tiến độ giải ngân gói 30.000 tỷ sẽ được đẩy nhanh và đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của doanh nghiệp cũng như người dân.