SearchNews

Những thói quen khiến mọi nỗ lực làm sạch nhà của bạn thành công cốc

31/07/2020 16:29

Những thói quen tưởng chừng như vụn vặt này có thể phủ nhận mọi nỗ lực làm sạch nhà của bạn. Và thậm chí, nó cũng có thể gây hại cho sức khỏe của chính bạn và các thành viên trong gia đình.

Quét sàn

Đối với nhiều người, quét sàn là cách đơn giản và nhanh chóng để làm sạch sàn nhà. Nhưng thực tế cho thấy, cách làm sạch nhà này khó có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Quét sàn thậm chí không loại bỏ được 1/10 bụi bẩn trong nhà bạn. Các hạt bụi bay lên không khí và lắng xuống đồ đạc; các hạt khác nhỏ hơn lọt vào lớp phủ của sàn nhà, khiến nó trông bụi bặm. Thay vì dùng chổi quét sàn, hãy sử dụng máy hút bị để làm sạch sâu, đồng thời giữ cho nhà bạn sạch sẽ trong một thời gian dài hơn.

hình ảnh minh họa cho việc quét sàn làm sạch nhà
Quét sàn không phải là cách làm sạch nhà hiệu quả nhất.

Sử dụng thớt nhựa thay vì thớt gỗ

Nhiều người cho rằng, việc sử dụng thớt nhựa vệ sinh hơn so với thớt gỗ. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Gỗ xốp và hấp thụ vi khuẩn tốt nên đây sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi, phát triển. Trong khi đó, thớt nhựa vẫn an toàn cho đến khi bạn nhìn thấy những vết xước đầu tiên trên chúng. Tuy vật liệu tổng hợp có thể là nơi sản sinh tuyệt vời cho vi khuẩn nhưng bạn có thể diệt trừ hoàn toàn chúng bằng chất khử trùng chuyên dụng.

hình ảnh cận cảnh thớt nhựa màu trắng và thớt gỗ
Sử dụng thớt nhựa an toàn hơn thớt gỗ cho tới lúc xuất hiện những vết xước đầu tiên.

Làm sạch thớt bằng nước rửa chén

Nước rửa chén có thể hiệu quả trong việc loại bỏ cặn thực phẩm, thức ăn từ thớt. Vậy nhưng, các vết trầy xước và vết cắt trên thớt sẽ chứa các mảnh vụn thức ăn siêu nhỏ không nhìn thấy được bằng mắt thường - và sau khi hấp thụ dung dịch xà phòng, chúng có thể sẽ được chuyển sang bất kỳ thực phẩm nào khác được cắt trên đó. Tốt nhất, bạn nên vệ sinh làm sạch thớt với hydro peroxide (còn gọi là oxy già).

hình ảnh minh họa cho việc vệ sinh thớt bằng nước rửa chén
Không nên vệ sinh thớt bằng nước rửa chén bát thông thường.

Đổ bã cà phê và nước luộc mì vào bồn rửa bát

Bã cà phê đổ vào bồn rửa thường gây tắc nghẽn ống thoát nước. Lý do là, bã cà phê sẽ bám dính vào các chất béo tích tụ trong đường ống và tạo thành một hỗn hợp đặc sệt gây tắc đường ống nước. Điều tương tự cũng xảy ra với nước còn sót lại sau khi luộc mì ống hoặc mì gạo. Chất lỏng nhanh chóng lắng xuống bề mặt bên trong các đường ống, nhưng tan khá chậm. Và dĩ nhiên, điều này sẽ làm tăng nguy cơ tắc nghẽn cống.

hình ảnh minh họa cho việc đổ bã cà phê, nước luộc mì vào bồn rửa bát
Đổ bã cà phê, nước luộc mì xuống bồn rửa có thể gây tắc nghẽn đường ống nước.

Dọn dẹp giường ngay sau khi thức dậy

Việc dọn dẹp giường ngủ ngay sau khi thức dậy đối với nhiều người là một "cực hình". Một thực tế là, bất kỳ chiếc giường nào cũng có mạt bụi sống trên đó. Mạt bụi - những sinh vật cực nhỏ ăn các tế bào chết trên da người. Môi trường ấm áp và ẩm là điều kiện lý tưởng để mạt bụi sinh sống, phát triển. Việc dọn giường ngay sau khi ngủ dậy vô hình trung đã tạo ra bầu không khí hoàn hảo cho mạt bụi. Chúng có thể khiến bạn bị dị ứng nghiêm trọng, hen phế quản, viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc.

hình ảnh minh họa cho việc dọn giường ngay sau khi sử dụng
Sau khi thức dậy nên để ga gối, chăn nệm khô thoáng để tránh mạt bụi phát triển.

Thường xuyên kéo mở rèm cửa

Những ai có căn hộ nằm ở phía nắng gắt thì nên đặc biệt chú ý tới điểm này. Nếu bạn muốn đồ nội thất và sàn gỗ bền đẹp lâu hơn thì hãy đảm bảo đóng rèm cửa thời điểm nắng nóng trong ngày. Dưới tác động của tia UV, đồ nội thất cũng như sàn gỗ có thể nhanh chóng bị xỉn màu, phai màu, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ tổng thể.

hình ảnh cận cảnh rèm cửa sổ hướng nắng gắt
Với những căn hộ nằm ở phía nắng gắt, chủ sở hữu nên thường xuyên đóng rèm cửa vào thời điểm nóng nhất trong ngày.

Để khăn sợi bông trong nhà tắm

Khăn sợi bông treo trong phòng tắm có thể trở thành nơi sinh sản của nấm và vi khuẩn. Bởi lẽ, độ ẩm, nhiệt và oxy là điều kiện phát triển lý tưởng của chúng. Để không làm hại làn da của bạn, hãy thay khăn tắm sau mỗi 2 ngày. Đồng thời, đừng quên làm khô chúng đúng cách. Bạn cũng có thể thay thế khăn sợi bông bằng khăn giấy.

hình ảnh khăn sợi bông treo trong phòng tắm
Không nên treo khăn sợi bông trong phòng tắm nhằm hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, nấm mốc có hại.

Cất chổi cọ nhà vệ sinh ngay sau khi sử dụng

Nếu bạn cất chổi cọ nhà vệ sinh lên móc treo hoặc giá kệ lưu trữ ngay sau khi sử dụng thì vi khuẩn bồn cầu sẽ xâm nhập và bắt đầu sinh sản tích cực. Để tránh điều này, bạn nên đặt ngang chổi cọ lên bồn cầu một lúc, để nó khô ráo, thoát hơi ẩm trước khi cất về chỗ cũ.

hình ảnh minh họa cho việc vệ sinh bồn cầu
Không nên cất chổi cọ nhà vệ sinh lên giá kệ, móc treo ngay sau khi sử dụng.

Đổ trà còn lại xuống nhà vệ sinh

Việc xả nước trà xuống nhà vệ sinh không phải là một ý tưởng tốt để làm sạch nhà. Nếu bạn tiếp tục làm điều này thường xuyên, bề mặt bồn cầu sẽ nhanh chóng chuyển sang màu nâu sẫm do chất tanin trong trà. Sau đó, dù bạn có tìm đủ mọi cách để vệ sinh thì vẫn rất khó có thể lấy lại độ trắng ban đầu của bồn cầu.

hình ảnh cận cảnh bình trà màu xanh trắng xen kẽ mạ vàng
Đổ nước trà còn sót lại xuống nhà vệ sinh sẽ khiến bề mặt bồn cầu nhanh chóng ố vàng và rất khó để lấy lại độ trắng sáng ban đầu.

Phun chất tẩy rửa trực tiếp lên bề mặt nội thất

Các chất tẩy rửa phun trực tiếp lên bề mặt đồ nội thất và thủy tinh sẽ tạo ra một lớp màng mỏng vô hình nếu nhìn bằng mắt thường. Theo đó, bụi bẩn có thể dễ dàng bám vào nó nhiều hơn. Tốt nhất, bạn nên đổ một lượng vừa đủ chất chất tẩy rửa lên một miếng giẻ hoặc miếng bọt biển trước, rồi vệ sinh, làm sạch đồ dùng trong nhà.

Tránh phun trực tiếp chất tẩy rửa lên bề mặt nội thất bởi điều này sẽ khiến nỗ lực làm sạch nhà của bạn thành công cốc.

 

Lam Giang

>> 17 thứ không được bỏ qua khi vệ sinh, làm sạch nhà

>> Làm sạch nhà: Đã đến lúc chúng ta ngừng mắc phải những lỗi này

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu