SearchNews

Tết nói chuyện ngũ quả và ngũ hành

01/02/2010 08:44

Năm hết tết đến, mỗi mùa xuân về, nhà nhà đều chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ mới,...với mong muốn đem lại một khởi đầu trọn vẹn nhất cho cả gia đình.

Là mùa mà cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa khoe sắc thắm, mọi thứ dường như đều được phủ thêm những sắc màu rực rỡ, tươi thắm, báo hiệu cho một năm mới bình an.

Trong đó, việc có thể sắp xếp mâm ngũ quả ngày tết sao cho vừa đẹp, vừa sang, lại vừa đủ đầy được rất nhiều người quan tâm. Không phải là việc quá khó, nhưng cũng không hề dễ dàng.

Vậy, hãy cùng Dothi.net “nói chuyện” về mâm ngũ quả đẹp trong dịp tết Canh Tý 2020 đang gần kề nhé.

Nói chuyện về mâm ngũ quả ngày tết

Mùa xuân là mùa giúp cho cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc thắm. Sự xuất hiện của mâm ngũ quả vừa giúp “tô điểm” thêm màu sắc cho ngôi nhà, lại vừa mong muốn đem lại một năm mới suôn sẻ, thịnh vượng và tràn đầy hạnh phúc.

mâm ngũ quả ngày tết
Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa rất đặc biệt

Trong nền văn hóa phương Đông, số 5 là sự tượng trưng của sự cân bằng, hoàn hảo nhất: ngũ hành có 5 mệnh Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, bàn tay có 5 ngón,...chính vì vậy, sự xuất hiện của mâm ngũ quả chính là tượng trưng cho sự cân bằng và toàn vẹn nhất.

Tuy nhiên, cuộc sống ngày càng phát triển và hiện đại hơn, hiện nay có rất nhiều các loại trái cây đa dạng được lựa chọn để sắp xếp trên mâm ngũ quả ngày Tết. Nhưng dù có phát triển đến đâu, thông thường trên mâm ngũ quả của mỗi nhà đều có sự xuất hiện của chính xác 5 loại quả. Tùy thuộc vào mỗi vùng miền, phong tục tập quán khác nhau mà mâm ngũ quả ngày tết cũng có sự khác biệt nhất định.

1. Nguồn gốc của mâm ngũ quả

Theo nền văn hóa của Nho giáo, các vị cao niên ngày xưa, thì ý nghĩa của mâm ngũ quả có sự liên quan đến quan niệm triết lý Khổng giáo của phương Đông: Tất cả vạn vật đều được tạo nên từ năm bản nguyên - hay còn gọi là ngũ hành: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, 5 yếu tố cấu thành nên vũ trụ. 

mâm ngũ quả đẹp
Nguồn gốc của mâm ngũ quả là từ Nho giáo

Còn trong dân gian, “quả” chính là biểu tượng, thành quả sau một năm lao động. Từ xưa đến nay, ông cha ta sắp xếp mâm ngũ quả trên bàn thờ cúng đêm giao thừa với ngụ ý: đây là những tinh hoa, sản vật đã được kết tinh từ công sức, mồ hôi của người lao động, thành kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút “chuyển mình” quan trọng nhất của vũ trụ.

Trong một số tài liệu cổ, ngũ quả còn được xem là có nguồn gốc từ đạo Phật, được nhắc đến trong kinh Vu-la-bồn  (Ullambana Sutra) với hình ảnh "trái cây năm màu" - tượng trưng cho “ngũ thiện căn” theo quan điểm nhà Phật, bao gồm: tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt).

2. Ý nghĩa của mâm ngũ quả

Tùy theo mỗi vùng miền khác nhau mà ý nghĩa của mâm ngũ quả cũng có sự khác biệt nhất định, nhưng nhìn chung đều thể hiện sự mong muốn về một năm mới thành công, tài lộc, mang lại vượng khí cho cả gia đình.

Ý nghĩa của mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả ngày tết tượng trưng cho mong muốn của gia đình về một năm mới ấm no, hạnh phúc

Mâm ngũ quả miền bắc thường có những loại hoa quả phổ biến như: chuối, bưởi, đào, lê, cam, quýt, lựu, phật thủ, thanh long, dưa hấu, xoài,...Mỗi loại quả đều có ý nghĩa khác nhau. Tìm hiểm thêm về mâm ngũ quả miền bắc tại đây.

Mâm ngũ quả miền nam thường có 5 loại quả được sắp xếp với nhau để có thể thể hiện được mong muốn của cả gia đình. Thường những loại quả được sử dụng nhiều nhất là quả sung, quả dừa, xoài, đu đủ, mãng cầu (quả na) tạo thành câu chúc “Cầu sung dừa đủ xài” quen thuộc.

3. Cách sắp xếp mâm ngũ quả ngày tết

Việc sắp xếp mâm ngũ quả sao cho vừa đầy đủ, thành kính mà vẫn bảo đảm được tính thẩm mỹ cũng là một trong những “thách thức” không nhỏ, nhất là đối với những cô con dâu mới về nhà chồng, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc này.

Một số mẫu sắp xếp mâm ngũ quả ngày tết đẹp mà các chị em có thể tham khảo:

mâm ngũ quả ngày tết miền bắc
Mâm ngũ quả miền Bắc thường có nhiều trái cây đa dạng, màu sắc đẹp, rực rỡ, thể hiện được sự cân bằng, hài hòa âm dương. 
mâm ngũ quả ngày tết miền nam
Cách sắp xếp mâm ngũ quả ngày Tết miền nam có phần đơn giản hơn, thể hiện được mong muốn "cầu sung dừa(vừa) đủ(đu đủ) xài (xoài)" của người miền nam chân chất thật thà
Cách sắp xếp mâm ngũ quả ngày tết
Đa phần mọi người đều sắp xếp những quả nặng, có kích thước lớn như chuối, bưởi, dưa,...ở phía dưới, càng lên cao, quả càng nhỏ
mâm ngũ quả miền bắc đẹp
Một số gia đình trang trí hoa lên mâm ngũ quả để nâng cao tính thẩm mỹ hơn

 

sắp xếp mâm ngũ quả đẹp nhất
Hiện nay, nhiều gia đìn chọn những loại trái cây được làm theo khuôn hoặc khắc chữ bày trên bàn thờ

Lưu ý sắp xếp ngũ quả ngày tết cần phải có sự cân bằng trong màu sắc: đầy đủ những trái cây có màu nhạt, dịu mát tượng trưng cho âm (chuối, bưởi, dưa hấu, phật thủ,...) và những trái cây có màu đậm, nóng tượng trưng cho dương (cam, quýt, lê, thanh long,...) để có thể đem đến sự cân bằng âm dương, hài hòa.

Đến ngũ hành sinh khắc của cây cối

Nói về tết, ngoài mâm ngũ quả, cây cối chưng tết cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc đem “mùa xuân” tràn ngập trong từng ngõ ngách căn nhà. Ngoài những loại cây đặc trưng như hoa đào (miền Bắc), hoa mai (miền nam), cây quất (tắc),...tết đến xuân về còn là dịp tô điểm cho ngôi nhà với những loài hoa đẹp, rực rỡ sắc màu như hoa hồng, hoa ly, hoa lan,...

Khi chọn cây trưng tết, gia chủ nên chú ý đến ngũ hành tương sinh tương khắc, từ đó có thể mang lại nguồn vượng khí tối đa cho chính bản thân cũng như cả gia đình.

Ví dụ, ngôi nhà của gia chủ có ngũ hành thuộc mệnh thổ (ngôi nhà sơn màu vàng, màu nâu,..) nên chọn những cây có ngũ hành thuộc mệnh thổ (tương hợp) hoặc mệnh hỏa (tương sinh). Một số cây có thể tham khảo như: hoa hồng đỏ, hoa cúc đại đóa, hoa mai,...

Qua bài viết này, Dothi.net kính chúc quý bạn đón một năm mới bình an, tài lộc dồi dào, sức khỏe cho chính bản thân và cả gia đình. Chúc mừng năm mới! 

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu