SearchNews

Trồng cây ở giếng trời

26/10/2006 11:20

Trồng cây dưới giếng trời đang là mối quan tâm của nhiều người ở nhà phố hoặc các khu đô thị. Vấn đề là phải chọn được cây đẹp và có khả năng sống được lâu trong điều kiện ánh sáng yếu.

Trồng cây dưới giếng trời đang là mối quan tâm của nhiều người ở nhà phố hoặc các khu đô thị. Vấn đề là phải chọn được cây đẹp và có khả năng sống được lâu trong điều kiện ánh sáng yếu.

Những loại cây như vậy không nhiều, nên ngoài việc chọn và bố trí cây cần óc thẩm mỹ, còn phải "luyện" để chúng tồn tại được lâu. Chẳng hạn, cây lớn để tạo chủ đề chung thường được chọn là cây phát tài. Cây này có thể sống được trong mát, nhưng vẫn cần nắng. Trong điều kiện sống ở giếng trời mỗi ngày chỉ có khoảng 1-3 giờ nắng thì cần phải "luyện" cây, để cây quen sống trong điều kiện khắc nghiệt. Để "luyện" cây phát tài, lần đầu người ta để trong điều kiện giếng trời 30 ngày. Sau đó đem cây ra ngoài trời khoảng 20 ngày, rồi lại đem vào giếng trời để 50 ngày. Sau đó lại đem cây ra ngoài rồi đem vào giếng trời. Và thời gian sống trong giếng trời được nâng lên 70 ngày...

Ngoài phát tài, tùy theo điều kiện ánh sáng, người ta thường chọn một số chủng loại cây để bố trí dưới giếng trời như cau, mật cật, dứa cảnh, dứa lá trắng, rong rêu, cỏ lá gừng, lưỡi cọp, vạn niên thanh, gấm sọc, địa lan, trầu bà, đại hồng môn, tiểu hồng môn, trúc bách hợp... Sỏi đá và ánh sáng vàng tăng cường cho tiểu cảnh là điều không thể thiếu. Một căn phòng có cửa kính nhìn ra giếng trời sẽ khô lạnh nếu không có tiểu cảnh.

Góc chân cầu thang dưới giếng trời đôi khi chỉ rộng khoảng 1,5x1,5 m cũng có thể được tận dụng để biến thành một tiểu cảnh sinh động. Cây chính (lớn) được bố trí trong cùng là đại hồng môn, bao quanh nó là các loại địa lan. Tầng giữa là gốc vú sữa được bao bởi phong lan. Phía dưới là đỗ quyên, gấm Thái Lan. Phía ngoài cùng là hạnh tiên thảo, gấm gân phủ đất. Phía trên cây đại hồng môn là trầu bà rủ nhánh xuống, tăng nét lãng mạn. Những viên đá lớn được bố trí để che chậu, trang trí tạo nét tự nhiên. Đỗ quyên trổ bông vào gần tết, mùa khác có thể thay bằng lan Ý. Nhược điểm của tiểu cảnh này là đòi hỏi khoảng 3 tháng phải thay bông một lần. Nên bố trí sát cầu thang một tấm kính nhằm tăng sáng cho cây.

(Theo SGTT)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu