SearchNews

Những sai lầm khi thiết kế bếp có thể biến cuộc sống của bạn thành một mớ hỗn độn

09/11/2020 06:38

Bếp là một trong những căn phòng ấm cúng nhất, được sử dụng nhiều nhất trong nhà bạn. Chúng ta dành rất nhiều thời gian ở đây, vì vậy nó nên thuận tiện và đa chức năng. Tuy nhiên, có một số lỗi thiết kế dẫn đến những bất tiện liên tục trong sinh hoạt hàng ngày.

Bạn có muốn đặt một lò nướng ngay bên cạnh tủ lạnh không? Nếu không chắc chắn, thì bạn nên tham khảo bài viết này. Chúng tôi đã thu thập những sai lầm phổ biến nhất trong thiết kế bếp và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho những ai muốn sở hữu một căn bếp hoàn hảo.

9. Sắp xếp thiết bị nhà bếp bất tiện

Không nên đặt các thiết bị nhà bếp quá cao hoặc quá thấp. Bạn nên căn cứ vào chiều cao của người thường xuyên làm bếp - tốt nhất là ngang với vòng eo của họ.

hình ảnh cận cảnh phòng bếp với hệ tủ màu trắng
Bố trí thiết bị nhà bếp bất tiện cho người dùng là một trong những sai lầm phổ biến khi thiết kế không gian chức năng này.

8. Ngăn kéo nặng trên tường mỏng

Bạn chỉ nên bố trí các kệ và ngăn kéo lưu trữ trên những bức tường chịu lực tốt. Một bức tường thạch cao sẽ không chịu được trọng lượng nặng như vậy, do đó đừng mạo hiểm.

hình ảnh cận cảnh một góc bếp với tủ màu trắng gắn tường, dưới là tủ sơn màu đỏ đô
Với tường thạch cao mỏng, bạn không nên bố trí tủ kệ lưu trữ lên đó.

7. Bồn rửa bất tiện

Điều quan trọng nhất đối với chậu rửa trong phòng bếp là sự tiện lợi và khả năng sử dụng. Nếu bạn luôn thích bồn rửa hình tròn, đừng mua bồn rửa hình vuông, nó sẽ khiến bạn khó chịu khi dùng. Bồn rửa phải rộng rãi và được làm bằng vật liệu có khả năng chịu được nhiệt độ cao. Việc chọn kích thước phù hợp cũng rất quan trọng. Các chuyên gia cho rằng độ sâu tốt nhất là 17cm.

hình ảnh cận cảnh bồn rửa bát phòng bếp bằng kim loại, bề mặt ốp gỗ màu sáng
Bồn rửa phòng bêp nên có độ sâu từ 6-8 inch.

6. Các góc trống

Điều quan trọng khi thiết kế nội thất phòng bếp là phải sử dụng tất cả các góc, đặc biệt là với những căn phòng nhỏ hẹp. Theo đó, các khay xoay có thể dễ dàng thay thế các ngăn kéo vô dụng. Cửa xép có thể khá đắt tiền nhưng chúng thực sự hữu ích bởi bạn sẽ sử dụng được tất cả các không gian bên trong. Các ngăn kéo góc và chéo cùng là giải pháp lý tưởng. Bạn thậm chí có thể đặt một lò nướng ở đó.

cận cảnh ngăn tủ bếp để thùng đựng đồ và khay xoay tiện dụng
Mẫu khay xoay hiện đại giúp tận dụng tối đa không gian bếp.

5. Các đường nối trên bề mặt bàn bếp

Một tấm kính phản quang sẽ trông rất hút mắt, đó là lý do tại sao nhiều người chuộng vật liệu hoàn thiện bếp này. Tuy nhiên, đừng quên rằng bụi bẩn sẽ luôn bám sau kính. Ngoài ra, nếu bạn muốn tiết kiệm tiền và mua kính giá rẻ, nó có thể bị trầy xước, nứt nẻ. Kết quả là, phòng bếp của bạn sẽ trông không được gọn gàng.

Vậy nhưng, nếu bạn vẫn muốn sử dụng chất liệu thủy tinh, hãy đặt một miếng dài lên toàn bộ bề mặt. Tránh chia kính thành các tấm. Backsplash bền nhất thường được làm bằng kính cường lực. Vậy nên, đừng cố gắng tiết kiệm chi phí cho vật liệu.

cận cảnh góc bếp với tường ốp kính cường lực, tủ treo tường màu trắng
Tường chắn bếp ốp kính cường lực sẽ rất bền đẹp.

4. Không đủ ánh sáng

Ánh sáng là yếu tố vô cùng quan trọng khi thiết kế bếp. Phòng  bếp sáng màu trông lớn hơn, nhưng nếu ngăn kéo của bạn có màu tối hơn, đừng quên mua thêm đèn. Bạn nên lắp nhiều đèn, với đèn chính từ trên cao, đèn chiếu sáng ngay trên mặt bàn và đèn thả phía trên khu vực ăn uống.

Điều quan trọng nữa là đặt tất cả các ổ cắm theo đúng cách (và thoải mái nhất). Nhà bếp của bạn càng có nhiều ánh sáng thì việc nấu nướng càng thuận tiện.

hình ảnh minh họa cho phòng bếp thiếu sáng và phòng bếp với thiết kế ánh sáng đúng chuẩn
Phòng bếp cần đầy đủ ánh sáng để thuận tiện cho việc nấu nướng cũng như tính thẩm mỹ.

3. Không có bệ hoặc chân đế

Nếu có không có khoảng trống giữa tủ bếp với sàn nhà, bạn không cần phải lau chùi bên dưới tất cả các ngăn tủ và loại bỏ bụi cũng như các vật dụng khác bị thất lạc ở đó. Hơn thế nữa, nhà bếp của bạn trông gọn gàng hơn rất nhiều. 

hình ảnh cận cảnh tủ bếp có khoảng trống với sàn nhà và tủ bếp kín xuống sàn nhà
Nếu có khoảng trống giữa tủ bếp với sàn nhà, bạn sẽ mất công dọn dẹp hơn.

2. Không có khoảng cách giữa các thiết bị

Trong phòng bếp cần có vùng đệm là vùng giữa tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu. Đây là yêu cầu bắt buộc khi thiết kế bếp để đảm bảo sự thuận tiện khi sử dụng.

Bạn cũng không nên đặt lò nướng ngay cạnh tủ lạnh, vì tủ lạnh của bạn có thể hỏng sớm hơn. Do nhiệt độ cao, tủ lạnh hoạt động khó khăn hơn để giữ nhiệt độ tiêu chuẩn. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt bếp cách xa nước, đừng đặt bếp ngay gần bồn rửa bát.

hình ảnh cận cảnh phòng bếp với tủ lạnh, tủ bếp tông màu trắng xám thanh lịch
Giữa tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu cần có khoảng cách nhất định.

1. Sàn không phù hợp

Mặc dù sàn gỗ công nghiệp thực sự phổ biến, nhưng đừng đặt nó trong nhà bếp vì nó có thể nhanh bị hư hỏng bởi tiếp xúc với nước thường xuyên. Thay vào đó, bạn nên lát sàn phòng bếp bằng gạch để trông ấm cúng hơn. Theo các chuyên gia, tốt hơn hết nên kết hợp gạch và gỗ biến tính nhiệt. Đặt gạch ngay gần mặt bàn bếp và đặt gỗ biến tính nhiệt ở khu vực ăn uống.

Kết hợp giữa gạch và gỗ biến tính nhiệt để lát sàn bếp giúp căn phòng trông ấm cúng hơn.

 

Lam Giang

 

>> Cách để phòng bếp trở thành không gian thân thiện, ấm cúng trong mùa thu đông năm nay

>> Mẹo giữ cho phòng bếp luôn sạch đẹp, an toàn

>> Bạn đã biết cách thiết kế đèn phòng bếp "chuẩn chỉnh" chưa?

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu