Nhà báo gạo cội của Bloomberg phụ trách mảng Hàng hóa và ngành Tiêu dùng David Flicking cho biết, tình trạng quá dư thừa nguồn cung của nhôm hiện nay khiến cho nó không thể tăng giá.
Tại Trung Quốc, tiêu thụ nhôm của quốc gia này đã tăng từ 3,4 triệu tấn năm 2000 lên 31 triệu tấn vào năm ngoái nhưng sản lượng thì tăng lên gần 14 lần, đạt 36 triệu tấn. Kết quả là giá giao dịch của nhôm trên thị trường kim loại LME đang ở mức khoảng 1.650 USD/tấn, gần bằng với mức giá tương tự ở đầu thập kỷ.
“Áp lực cung dư thừa lại đang quay trở lại lần nữa vào nửa cuối năm nay”, Chalco, nhà sản xuất kim loại lớn thứ hai Trung Quốc cho biết khi công bố thông tin rằng 25% doanh thu của họ giảm so với cùng kỳ trong nửa đầu năm nay.
Tình hình hiện tại vẫn không có gì khả quan, giá nhôm tiếp tục xu hướng giảm
Trước tình hình thị trường, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục gia tăng nguồn cung, tỉnh Tân Cương dự định sẽ bổ sung thêm 4,3 triệu tấn từ công suất luyện hàng năm vào 2020, tương đương 12% sản lượng hiện tại của Trung Quốc.
Mông Cổ cũng sẽ cung thêm 2,5 triệu tấn so với cùng kỳ, cộng thêm 2 triệu tấn vào cuối năm 2017 từ vùng ven biển tỉnh Sơn Đông.
Chỉ riêng nguồn cung từ Tân Cương đã vượt qua tất cả sản lượng nhôm của Châu Âu và các nước thuộc liên minh Liên Xô, và đặc biệt là kể từ khi Tân Cương đưa vào áp dụng công nghệ mới, đặt các nhà máy gắn liền các mỏ than, họ sẽ càng sản xuất ra kim loại với chi phí rẻ hơn nữa. Điều này càng khiến giá có thể có cơ hội tăng lên.
Vậy tại sao Trung Quốc vẫn tiếp tục giữ nguồn cung khi doanh thu của chính các công ty Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng từ giá? Câu trả lời là trong một mối quan hệ giữa các nhà máy sản xuất nhôm với vấn đề sử dụng điện, than và vấn đề dân số, họ phải làm nhiều hơn là chỉ sản xuất ra kim loại. Chính việc duy trì sản xuất nhôm đã giúp Trung Quốc tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn và thúc đẩy các lĩnh vực khác cùng phát triển vì mục tiêu chung của nền kinh tế.