Dự án sẽ quy hoạch phân khu dọc hành lang từng huyện, quận. Thiết kế đô thị dọc hành lang được điều chỉnh phù hợp nhằm tạo điều kiện cho việc thực hiện quy hoạch phát triển theo định hướng TOD (định hướng phát triển giao thông công cộng làm cơ sở phát triển đô thị).
Dự án giao thông xanh sẽ cải thiện chất lượng và hiệu quả của hệ thống giao
thông công cộng dọc theo hành lang ưu tiên cao ở Tp.HCM. (Ảnh minh họa).
TP khuyến khích thành phần tư nhân tham gia đầu tư hạ tầng giao thông công cộng; quy định phát triển đô thị và khung pháp lý bền vững, tinh gọn, tập trung quanh trạm dừng giao thông công cộng khối lượng lớn trên nguyên tắc TOD.
Xây dựng không gian công cộng điển hình dọc hành lang để tăng tính thu hút của hệ thống BRT và việc phát triển đô thị xung quanh trạm dừng BRT.
Theo kế hoạch, số lượng hành khách sử dụng hệ thống xe buýt nhanh tăng từ 24.700 hành khách/ngày lên thành 27.000 hành khách/ngày tại thời điểm năm thứ 5 sau khi bắt đầu dự án và từ 27.000 hành khách/ngày lên 29.000 hành khách/ngày vào năm thứ 6.
Công trình được thực hiện từ năm 2016 đến năm 2020. Cơ quản chủ quản dự án là UBND Tp.HCM.
Dự án có tổng vốn đầu tư 10,77 triệu USD. Trong đó, 10,5 triệu USD vốn viện trợ không hoàn lại của Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ (SECO) ủy thác Ngân hàng Thế giới (WB) quản lý và vốn đối ứng là 0,27 triệu USD (5,955 tỷ đồng).