Sự sụp đổ trong lĩnh vực BĐS do suy thoái kinh tế ở nhiều nước cũng chính là bài học cho thị trường BĐS Việt Nam.
Đây cũng là lúc các nhà quản lý và đầu tư BĐS trong nước cần phải biết làm gì để tránh những sai lầm không đáng có.
Tại cuộc Hội thảo “Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những bài học rút ra cho ngành BĐS Việt Nam”, do Học viện Quản lý cán bộ xây dựng (Bộ Xây dựng), tổ chức ngày 21/7, Giáo sư Naushad Ali Azad, chuyên gia hàng đầu Ấn Độ cho rằng, có 5 bài học cho những người tham gia vào thị trường BĐS trong thời điểm trước khủng hoảng cho đến hiện tại.
Bài học đầu tiên về tâm lý, các nhà đầu tư không nên hoảng loạn bằng các phương kế túng quẫn bán đi song phải có cái nhìn dài hạn đối với thị trường BĐS.
Bài học thứ 2, đó là sự nguy hiểm của việc đầu tư bằng tiền đi vay. Các công ty BĐS không nên dựa vào ngân hàng đất đai, mà dựa vào chính các dự án thực hiện. Các nhà đầu tư cần giữ gìn cho khỏi bị nguy hiểm của việc đi vay.
Bài học thứ 3 và cũng là bài học khó nhất. Các nhà đầu tư cần phải hiểu tầm quan trọng của sự tồn tại hợp lý trong thị trường bất hợp lý. Nhà phát triển và người đi vay cần canh gác các dự án ngược lại “quá dồi dào”. Nhận dạng nhu cầu thật là rất quan trọng.
Bài học thứ 4, đối với những người mua cuối cùng, nguyên tắc cơ bản là anh không thể chọn được thời điểm thị trường BĐS. Cần phải có quyết định nếu họ tìm được ngôi nhà lý tưởng để mua nó. Thậm chí tỷ lệ lãi suất, trải qua giai đoạn 15 năm chắc chắn lên hoặc xuống. Mặc dầu vậy, nó rất quan trọng mà người đi vay không kéo quá căng tiền vay và giữ cho độ dao động đầy đủ.
Bài học thứ 5, được đánh giá là bài học quan trọng nhất, là dành cho nhà hoạch định chính sách khi yêu cầu của nó là sự minh bạch về thủ tục thu hồi đất đai, quy hoạch và kiểm soát tài chính BĐS đối với những người tham gia mua - bán.
Nói tóm lại, khủng hoảng tài chính toàn cầu, xét ở góc độ nào đó, lại có lợi cho đại đa số những người tham gia vào thị trường BĐS. Bởi chắc chắn không thể có một tỷ suất lợi nhuận khổng lồ như thời điểm thị trường này đang nở ra như bong bóng.
Chính khủng hoảng, được coi như một cái cớ, để làm nguội đi, hay làm vỡ ra các bong bóng giả tạo đó, đưa thị trường BĐS thực chất trở về với những giá trị như nó vốn có.
(Theo Dân trí)