SearchNews

Giá sang nhượng ngày càng cao

16/06/2009 13:38

Mặt bằng kinh doanh ở một số trung tâm thương mại hiện đã lên giá khá cao. Ở đó, các tiểu thương có thể sang nhượng lại với mức giá có thể gấp chục lần so với mức thuê ban đầu.

Mặt bằng kinh doanh ở một số trung tâm thương mại hiện đã lên giá khá cao. Ở đó, các tiểu thương có thể sang nhượng lại với mức giá có thể gấp chục lần so với mức thuê ban đầu.

Giá cao thấp tuỳ vị trí

Trước đây, An Đông Plaza bán cho tiểu thương quyền khai thác kinh doanh trên từng quầy trong thời hạn 10 năm với giá theo từng vị trí. Cụ thể ở các mặt bằng đẹp ở tầng trệt lên đến 120.000 USD/quầy, trong các góc chỉ còn khoảng 22.000 – 30.000 USD/quầy. Và chỉ trong vòng năm đầu tiên, thì hơn 90% của tổng số 2.200 gian đã có người mua hết. Đến nay, tuy An Đông Plaza vẫn còn vài gian trống ở các vị trí không đắt khách lắm (chiếm tỷ lệ khoảng 5%/tổng số quầy), nhưng những người sở hữu các vị trí đẹp đã có thể kiếm được lợi nhuận nhờ sang lại mặt bằng. Những mặt bằng ở mặt tiền đã nhích giá thêm khoảng 20%, những vị trí khác nhích giá khoảng 10 – 15%.

Mức sang nhượng vị trí bán hàng cao nhất hiện thuộc về các chủ có quầy ở trung tâm thương mại Hoàng Thành. Giá thuê mỗi quầy ban đầu chỉ khoảng 15 – 17 triệu đồng, nhưng nay muốn chen chân vào tìm chỗ bán, phải sang lại với giá cao hơn 7 – 10 lần. Có chủ quầy ở ngay mặt tiền lối đi chính được đề nghị nhượng lại vị trí quầy với giá cả chục ngàn đôla Mỹ, nhưng vẫn không đồng ý. Bởi khách ở đây ngày càng đông, cả khách du lịch lẫn nội địa, bất chấp các chợ gần đó như Bến Thành, Tôn Thất Đạm vắng khách dần.

Tương tự như vậy, trung tâm thương mại Master Zone mới khai trương, các quầy hàng chưa phủ kín, nhưng hầu hết các vị trí đẹp đã có chủ, và muốn sang nhượng lại phải trả giá cao gấp ba lần.

Kinh doanh không khác chợ

Đáng chú ý là ở những trung tâm thương mại mà tiểu thương có thể sang nhượng lại chỗ bán đều có cung cách kinh doanh như ở chợ. So với chợ An Đông, chợ Tân Định, chợ Bến Thành… các trung tâm thương mại bình dân này hơn hẳn ở chỗ hàng hoá để ngay ngắn, dễ chọn lựa hơn, có chỗ mặc thử, không bị nóng bức, không bị các mùi hôi của khu bán thực phẩm gây khó chịu… Ở đây cũng có nói thách, có trả giá, có cho đổi trả hàng sau khi mua mà không cần mang hoá đơn… nhưng mức độ nói thách cũng chỉ khoảng 10 – 20% là tối đa.

 Một điểm đáng lưu ý khác, là người bán hàng ở các “chợ” kiểu mới này không phân biệt xuất xứ hàng hoá để làm giá bán, mà căn cứ chủ yếu vào chất lượng và kiểu mẫu. Minh, một chủ quầy có điểm bán lẻ ở Hoàng Thành, đường Sư Vạn Hạnh và Master Zone lý giải: những mặt hàng sản xuất tại Việt Nam, nhưng nguyên phụ liệu ngoại nhập hoàn toàn, may theo kích cỡ người Việt thì còn tốt hơn là hàng gắn hiệu ngoại, nhưng dạt ra từ các công ty may xuất khẩu.

(Theo SGTT)

 

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu