Tăng giá khiến văn phòng khu vực phía Tây Hà Nội mất khách.
Sự thay đổi đó đã khiến các nhà đầu tư văn phòng cho thuê khu vực nội đô gặp khó khăn, nhưng lại giúp đẩy mạnh sự phát triển của các khu thương mại tổng hợp phía Tây Thủ đô. Các doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô cùng những doanh nghiệp mới được thành lập khiến lượng nhân viên văn phòng cũng tăng lên, nhu cầu về mặt bằng thuê cũng nhiều hơn. Khi các tòa nhà được lấp đầy, chủ đầu tư bắt đầu tăng giá, đẩy giá thuê ở khu vực này ngày càng tăng lên.
Trong khi đó, để thu hút được người thuê, những chủ đầu tư nắm rõ về thị trường, có sự hiểu biết về đầu tư và kinh doanh thuộc khu vực trung tâm đã tiến hành cải tạo cơ sở vật chất cũ, cung cấp các dịch vụ mới, hạ giá thuê mặt bằng để nâng cao tính cạnh tranh.
Thực tế trên đã được ông Greg Ohen, Giám đốc Dịch vụ văn phòng CBRE Việt Nam công bố trong báo cáo về thị trường văn phòng Hà Nội vào chiều ngày 23/4.
Nhiều khách hàng thuê hiện đang có xu hướng "chê" văn phòng ngoại ô quay về với khu trung tâm Thủ đô như: Đại Sứ Quán Đan Mạch, Hà Lan, JICA, Ernst & Young, Itochu… Ông Greg Ohan cho biết thêm, nhu cầu thuê văn phòng cũng như thị trường vưn phòng cho thuê tại Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều nhờ việc phê chuẩn Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương và Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu.
So với mức giá thuê văn phòng trung bình của tòa nhà Hạng A ngoài trung tâm cách đây 5 năm là 15 USD/m2/tháng thì mức giá thuê trung bình hiện nay là khoảng 22 USD/m2/tháng. Nếu so với 5 năm trước đây, giá thuê văn phòng tại khu vực trung tâm so với hiện nay thì vẫn giữ được mức ổn định, dao động trong khoảng 32-35 USD/m2/tháng, sự ổn định này được kỳ vọng sẽ tiếp tục được giữ tối thiểu cho đến cuối năm 2015 khi triển khai đồng bộ về cơ sở hạ tầng. Mức giá thuê có thể tăng đối với các dự án trong vòng 500-800m xung quanh khu vực đường tàu điện ngầm mới.