SearchNews

Khách sạn hạng sang ế ẩm, bình dân đắt khách

21/06/2012 15:55

Báo cáo của Grant Thornton cho thấy, năm vừa qua ngành khách sạn phải đối mặt với nhiều khó khăn và cạnh tranh gay gắt

Báo cáo của Grant Thornton cho thấy, năm vừa qua ngành khách sạn phải đối mặt với nhiều khó khăn và cạnh tranh gay gắt

Thị trường du lịch Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển với hơn 6 triệu du khách nước ngoài, tăng 19,1% so với năm trước. Giá phòng cho thuê trung bình cũng tăng lên mức 90,84 USD/đêm.

Báo cáo của Grant Thornton cho thấy, giá phòng khách sạn tại Phan Thiết đạt trung bình trên 80USD, tăng cao nhất trong các khu vực.

Giá phòng tại Hà Nội, Đà Nẵng chỉ tăng 5,7%, một điều đáng ngạc nhiên, giá phòng khách sạn tại TP HCM chỉ tăng 0,7% so với năm ngoái. Xếp theo công suất cho thuê phòng, Đà Nẵng và Hội An có công suất cho thuê cao nhất, tiếp theo đó là TPHCM tăng 2,3%. Riêng Hà Nội, công suất cho thuê lại giảm.


Theo ông Kennenth Atkinson, đại diện của Grant Thornton Việt Nam, sự gia tăng công suất sử dụng phòng và giá phòng đã khiến cho doanh thu trên phòng tăng, đây là một chuẩn mực đánh giá hiệu quả sử dụng phòng và doanh số của khách sạn. Con số này tăng 10,4% so với năm trước. Công suất sử dụng phòng ở nhóm khác sạn 3 sao tăng 8,1% trong khi đó khách sạn 5 sao lại giảm so với năm trước.

Số liệu của báo cáo cho thấy, doanh thu trên phòng bình quân năm nay đều tăng từ 49,73 USD đến 54,89 USD, tăng 10,4% do công suất thuê phòng cùng với giá phòng bình quân tăng cao. Khách sạn 4 sao có doanh thu trên phòng tăng mạnh, đạt 54,67 USD, tiếp đến khách sạn 3 sao tăng 5%, trong khi đó khách sạn 5 sao lại giảm đáng kể 8,7%.

Về doanh thu và chi phí, sự phân bổ doanh thu theo phòng, dịch vụ nhà hàng và các dịch vụ khác trong năm 2011 cũng tương tự như năm 2010, chỉ tiêu thu nhập trước lãi suất, thuế và các khỏan khấu hao xếp theo loại sao, với cơ cấu chi phí phòng và chi phí dịch vụ nhà hàng thấp hơn so với các khách sạn 3 sao và 5 sao, khách sạn 4 sao đạt 37,8%.

Số lượng khách riêng lẻ đi du lịch giảm hẳn chỉ còn 33,3%, ngược lại khách đi theo đoàn, theo hội nghị lại tăng. Điều này đã ảnh hưởng tới các khách sạn 5 sao chủ yếu là khách cá nhân riêng lẻ từ châu Âu và Bắc Mỹ, các khách sạn 3,4 sao thường có khách theo đoàn, hội nghị.

Năm 2011, ngành du lịch Việt Nam có mức lợi nhuận thấp hơn năm 2010, do chi phí quản lý và chi phí dịch vụ nhà hàng tăng trên tổng doanh thu đã tác động tới hiệu số lãi suất dòng.

Đặt phòng thông qua các đại lý du lịch và nhà điều hành tour tiếp tục là phương thức phổ biến, tiếp theo là đặt phòng trực tiếp tới khách sạn, đặt phòng qua Internet cũng tăng 14,8%. Về mức độ hài lòng, 63,6% khách sạn đã thực hiện khảo sát nhận được kết quả hài lòng, tăng 10,5% so với năm ngoái.

So với năm 2010, nhiều khách sạn chọn việc bổ sung thêm dịch vụ, thì năm nay họ lại chọn cải tạo nâng cấp khách sạn. 47,7% khách sạn đã có kế hoạch mở rộng khách sạn, cải tạo trang thiết bị trong vòng 2 năm tới, 70% khách sạn và khu nghỉ dưỡng có kế hoạch cải tạo nâng cấp.

Duy Anh

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu