SearchNews

Một năm bất động sản thăng trầm

10/01/2010 01:33

Phản ứng rất nhạy bén với các chính sách mới - đó là nhận định chung của nhiều chuyên gia về việc thị trường bất động sản hết “nóng” lại “lạnh” trong năm qua.

Phản ứng rất nhạy bén với các chính sách mới - đó là nhận định chung của nhiều chuyên gia về việc thị trường bất động sản hết “nóng” lại “lạnh” trong năm qua.

Trồi sụt khó lường

Đầu năm 2009, thị trường bất động sản (BĐS) sôi động sau một năm “ngủ đông” nhờ gói kích cầu của Chính phủ. Thời điểm ấy, số lượng giao dịch và giá BĐS tăng mạnh, có nơi tăng đến 30 - 50% so với năm 2008. Tuy nhiên, đến cuối 2009, thị trường này lại có dấu hiệu chững lại.

Sau Tết Kỷ Sửu khoảng hai tuần, người dân nô nức lên các sàn giao dịch BĐS, tìm kiếm cơ hội đầu tư. Theo lý giải của các chuyên gia, lúc bấy giờ người dân, nhà đầu tư quan tâm đến BĐS là do lãi suất cho vay và lãi suất huy động của các ngân hàng đồng loạt giảm mạnh, rất thuận lợi cho khách hàng có thể tiếp cận một nguồn vốn để mua nhà với giá hời.

Ngoài ra, việc giãn thời gian tính thuế thu nhập cá nhân cũng là một nguyên nhân khiến các nhà đầu tư quay lại với BĐS. Theo Công ty Bất động sản ACB (ACBR), những ngày đầu năm 2009, mỗi ngày có khoảng trên 100 khách hàng đến tham quan, tìm kiếm và đang ký rao bán nhà đất, nhất là đối với những dự án dưới một tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến cuối tháng 9/2009, thị trường quay đầu bởi quy định phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng nhà đất, với mức thuế chuyển nhượng BĐS là 25% trên tiền lãi nếu xác định được giá vốn và các chi phí liên quan hoặc 2% trên giá chuyển nhượng nếu không xác định được giá vốn và các chi phí liên quan.

Ông Nguyễn Xuân Lộc, Phó giám đốc Công ty Vinaland, nhận định: "Thị trường BĐS muốn sôi động phải có sự góp mặt của các nhà đầu tư thứ cấp. Tuy nhiên với mức thuế trên, nhiều người không dám bỏ tiền vào BĐS. Vì thế, hầu hết các nhà đầu tư đang trông đợi quyết định của Bộ Tài chính cho phép được chọn mức đóng thuế 2%, mới dám quyết định đầu tư. Tâm lý của nhà đầu tư là chờ đợi xem thị trường có chuyển biến gì không. Nếu tốt họ mới bỏ tiền vào BĐS còn ngược lại họ sẽ chờ sang năm 2010”, ông Lộc nói.

Nghe ngóng chính sách mới

Sau khi Bộ Xây dựng đề nghị cấm sử dụng chung cư làm văn phòng của Bộ Xây dựng, thị trường văn phòng và căn hộ một phen “dậy sóng”. Theo phân tích của các chuyên gia, dù mới chỉ là “dự lệnh” song giá căn hộ, nhất là ở những khu vực trung tâm các thành phố lớn đã giảm nhẹ. Trong khi đó, giá thuê văn phòng, nhất là văn phòng hạng C, hạng B có dịp “té nước theo mưa”, với mức giá tăng khoảng 10%, sau một năm trời vào cảnh chợ chiều vì suy thoái kinh tế.

Trong khi đó, dự Luật Thuế nhà đất cũng đã ít nhiều làm thị trường BĐS biến động. Theo dự luật này, từ đầu năm 2010, hầu hết người dân, đặc biệt là những người sở hữu nhiều nhà đất sẽ phải đóng thuế nhà đất. Dự Luật này khiến những người đầu cơ nhà đất, nắm quyền chi phối thị trường BĐS gần như co cụm về phòng thủ để nghe ngóng tình hình. Tuy nhiên vào phút chót, Ủy ban thường vụ Quốc hội vẫn chưa thông qua dự Luật này mà tiếp tục được đưa ra bàn thảo trước khi trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7.

Nhiều chuyên gia về BĐS cho rằng, để thị trường này phát triển ổn định, ngoài việc cần có các chính sách hợp lý, Nhà nước cần xây dựng một cơ chế giúp doanh nghiệp địa ốc dễ dàng trong việc triển khai các dự án để cân bằng cung - cầu của thị trường.

(Theo Đất Việt)

Tin đã lưu

Xóa tất cả
Tin đã lưu
Tin đã lưu